6 Sai lầm thường gặp khi cho con bú mà mẹ hay gặp  

Cho con bú là một nhiệm vụ cơ bản của mỗi người mẹ. Tuy nhiên để làm tốt nhiệm vụ này không phải dễ dàng nhất là với mẹ mới sinh con lần đầu. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được. vậy nên mẹ hãy cho bé bú đúng cách để bé có thể bú mẹ lâu dài. Hãy tìm hiểu những sai lầm thường gặp khi cho con bú và có phương pháp sửa đổi kịp thời nếu mẹ mắc phải.

1. Sữa non – Giọt sữa giọt vàng

Sữa non là sữa mẹ được sản sinh vào những ngày đầu sau sinh,chứa lượng lớn chất dinh dưỡng, kháng thể, có màu vàng sậm và rất giàu protein. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho bé trong những ngày đầu đời, sữa non còn bổ sung rất nhiều kháng thể giúp tăng sức đề kháng cho bé, giúp bé khỏe mạnh. Việc vắt bỏ sữa non là một sai lầm có thể khiến mẹ hối tiếc ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên cho bé uống sữa non của mẹ. 

2. Sai tư thế khi cho bú 

Tư thế cho bé bú ảnh hưởng đến cách bú và hiệu quả bú của bé. Việc bế bé sai tư thế khi bú có thể khiến bé chốt khớp ngậm sai, tổn thương đầu ti, bú không hiệu quả. Mẹ nên chỉnh sửa các tư thế và lựa chọn tư thế khiến bé thoải mái và bú hiệu quả nhất. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu xuất hiện tình trạng đau, tổn thương đầu ti khi cho bé bú.

 

3. Bé ăn trước khi bú

Nhiều mẹ sợ bé đói nên thường dặm sữa công thức rồi mới cho bé ti mẹ. Tuy nhiên, khi cho bé ăn sữa ngoài trước, bé sẽ đầy bụng và không muốn ăn thêm sữa mẹ. Ngoài ra, ti bình dễ hơn ti mẹ khiến bé không còn nỗ lực ti mẹ khiến lâu dần bé sẽ chán ti mẹ. Việc làm này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ khiến mẹ suy nghĩ rằng mẹ không có sữa gây nên áp lực cho mẹ. Dẫn đến hệ quả là sữa mẹ ngày càng ít. Việc bé không chịu ti mẹ còn dẫn đến tình trạng tắc tia sữa, viêm tuyến sữa thậm chí là áp xe. 

4. Bú quá lâu 

Mỗi bé bình thường ti khoảng 10-15 phút. Việc bé ngậm ti quá lâu thường do bé có vấn đề trong việc bú mẹ. Bé ti mẹ không hiệu quả, ti mãi không no hoặc mẹ không đủ sữa cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Bé bú quá lâu còn khiến bé gặp các vấn đề như: đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa ... 

Khi bé bú quá lâu, dẫn đến các hậu quả:

  • - Bé dễ đau bụng đi ngoài khi bú lâu do thành phần sữa mẹ càng thay đổi khi bé bú càng lâu. Lượng protein giảm dần và chất béo tăng lên.
  • - Bú quá lâu, bé sẽ hút quá nhiều không khí dễ gây đầy bụng.
  • - Ngậm ti quá lâu khiến đầu ti của mẹ dễ bị viêm nhiễm 

5. Cho con bú khi mẹ đang cáu giận, stress 

Cáu giận, stress khiến mẹ tiết ra nhiều hormon noradrenalin và adrenaline. 2 hormon này có khả năng đi qua hàng rào sữa mẹ và tác động trực tiếp lên bé. Gây nên hậu quả giảm khả năng miễn dịch và tiêu hóa của bé. Đồng thời cũng ảnh hưởng lên sự phát triển tâm lý của trẻ. Mẹ hãy cố gắng hạn chế tức giận khi cho con bú.           

6. Bú không đều 2 bên 

Đầu ti mẹ không đều, việc mẹ thuận 1 tay nên bế bé không đúng tư thế... là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bé bú mẹ không đều và có thể bỏ hẳn 1 bên.  Điều này không quá ảnh hưởng đến sự phát triển của bé tuy nhiên sẽ khiến bầu ngực mẹ bị lệch, mất cân đối ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

-----------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc