1. Khái niệm và tổng quan về bệnh đau cơ xơ hóa
Đau cơ xơ hóa là tình trạng phổ biến thứ hai ảnh hưởng đến xương và cơ. Tuy nhiên, nó thường bị chẩn đoán sai và hiểu nhầm. Các triệu chứng phổ biến của nó là đau mỏi cơ và khớp lan rộng.
Không có thuốc chữa. Nhưng sự kết hợp của việc sử dụng thuốc, tập thể dục, kiểm soát căng thẳng và thói quen lành mạnh có thể làm giảm các triệu chứng, đủ để bạn có thể sống một cuộc sống bình thường và năng động.
2. Nguyên nhân của đau cơ xơ hóa là gì?
Khi bạn bị thương, các tín hiệu thần kinh truyền từ vị trí có vấn đề trên cơ thể qua tủy sống đến não, bộ não sẽ cảm nhận những tín hiệu này như là cơn đau. Đó là một cảnh báo rằng có gì đó không ổn. Khi bạn chữa lành, cơn đau sẽ thuyên giảm và nó biến mất theo thời gian.
Nhưng nếu bạn bị đau cơ xơ hóa, bạn sẽ đau khắp người ngay cả khi bạn không bị bệnh hoặc bị thương gì khác. Và cơn đau không biến mất.
Khi bị đau cơ xơ hóa, bạn có thể có nhiều tế bào mang tín hiệu đau hơn bình thường. Và bạn có thể có ít tế bào làm chậm tín hiệu đau hơn. Điều này có nghĩa là âm lượng cơn đau của bạn luôn được bật lên, giống như tiếng nhạc phát ra trên radio. Kết quả là những vết sưng tấy nhỏ và vết bầm tím bị tổn thương nhiều hơn mức bình thường. Và bạn có thể cảm thấy đau vì những thứ không nên đau chút nào.
Các bác sĩ không chắc chắn lí do tại sao một số người bị đau cơ xơ hóa. Nhiều thứ có thể khiến tín hiệu đau của cơ thể trở nên tiêu cực. Bạn thậm chí có thể có nhiều hơn một nguyên nhân. Chúng có thể bao gồm:
Do di truyền. Đau cơ xơ hóa dường như có tính chất gia đình. Cha mẹ của bạn có thể di truyền các gen khiến bạn nhạy cảm hơn với cơn đau. Các gen khác cũng có thể khiến bạn dễ cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Những căn bệnh khác. Một căn bệnh gây đau đớn như viêm khớp hoặc nhiễm trùng làm tăng khả năng bị đau cơ xơ hóa.
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Một số người gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần sau một sự kiện khủng khiếp, chẳng hạn như chiến tranh, tai nạn xe hơi hoặc bị sốc tinh thần quá mức. Những sự kiện này cũng có liên quan đến chứng đau cơ xơ hóa ở một số người.
Giới tính. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các bác sĩ cho rằng điều này có thể liên quan đến sự khác biệt trong cách đàn ông và phụ nữ cảm nhận và phản ứng với cơn đau.
Lo lắng và trầm cảm. Những rối loạn tâm trạng này và các rối loạn tâm trạng khác dường như có liên quan đến chứng đau cơ xơ hóa, mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy chúng thực sự gây ra tình trạng đau cơ xơ hóa.
Do cơ thể ít vận động. Tình trạng này phổ biến hơn nhiều ở những người không hoạt động thể chất. Tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho chứng đau cơ xơ hóa. Nó có thể giúp giảm mức độ của cơn đau.
3. Các triệu chứng của bệnh đau cơ xơ hóa ra sao?
Nói một cách đơn giản, bạn đau nhức khắp người. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:
- - Đau cơ, bỏng rát, co giật hoặc đau thắt
- - Ngưỡng đau thấp
- - Khó tập trung và ghi nhớ, được gọi là "sương mù fibro hay hội chứng sương mù não".
- - Mất ngủ hoặc ngủ không ngon
- - Cảm thấy hồi hộp, lo lắng hoặc chán nản
Đau cơ xơ hóa có thể cảm thấy tương tự như viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân. Nhưng thay vì đau ở một khu vực cụ thể, cơn đau và cứng có thể khắp cơ thể bạn.
Các triệu chứng fibro khác có thể bao gồm:
- - Đau bụng, đầy bụng , buồn nôn, táo bón và tiêu chảy (hội chứng ruột kích thích)
- - Nhức đầu
- - Khô miệng , mũi và mắt
- - Nhạy cảm với lạnh, nhiệt, ánh sáng hoặc âm thanh
- - Đi tiểu thường xuyên hơn
- - Tê hoặc ngứa ran ở mặt, cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân
4. Đau cơ xơ hóa được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ sẽ khám và hỏi bạn về các vấn đề y tế trong quá khứ của bạn và về các thành viên khác trong gia đình.
Không có xét nghiệm nào có thể cho bạn biết rằng bạn bị đau cơ xơ hóa. Thay vào đó, vì các triệu chứng rất giống với các tình trạng khác, bác sĩ sẽ loại trừ các bệnh như tuyến giáp kém hoạt động, các loại viêm khớp khác nhau và bệnh lupus. Vì vậy, bạn có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone và các dấu hiệu viêm, cũng như chụp X-quang.
Nếu bác sĩ không thể tìm ra lí do khác cho cảm giác của bạn, họ sẽ sử dụng hệ thống tính điểm gồm hai phần để đo mức độ lan rộng của cơn đau và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống hàng ngày. Sử dụng những kết quả đó, bạn sẽ cùng nhau đưa ra một kế hoạch để quản lí tình trạng này.
5. Biện pháp điều trị bệnh đau cơ xơ hóa
Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc an thần,... Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh.
Tập thể dục vừa phải thường xuyên là chìa khóa để kiểm soát fibro – hội chứng sương mù não. Bạn sẽ cần thực hiện các hoạt động có tác động thấp để tăng cường sức bền, kéo căng và tăng cường cơ bắp cũng như cải thiện khả năng di chuyển dễ dàng - như yoga hay pilates và thậm chí là đi bộ. Tập thể dục cũng giải phóng endorphin, giúp chống lại cơn đau, căng thẳng và cảm thấy chán nản. Và nó có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.
Bạn cũng có thể thử các liệu pháp bổ sung, bao gồm: xoa bóp, châm cứu và nắn khớp xương để giảm đau nhức và căng thẳng .
Chuyên gia tư vấn, chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc khó khăn và cách giải thích cho người khác hiểu chuyện gì đang xảy ra với bạn.
----------------
Có thể bạn quan tâm:
Yoga therapy phương pháp điều trị kết hợp tâm trí và cơ thể
Các bài tập trị đau lưng trong yoga
Yoga trị đau lưng - Giải pháp cải thiện hoàn toàn
Hiểu biết về bệnh gút – Các kiến thức cơ bản
Bệnh sưng khớp (tràn dịch khớp) là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797