Sốt cao là một trong những trường hợp khiến bố mẹ bé lo lắng nhiều trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Nhiều mẹ đã tham khảo, sử dụng các biện pháp hạ sốt nhanh nhưng không tránh khỏi nhiều tác dụng phụ nguy hiểm của các biện pháp này.
Ngoài việc hạ sốt cho bé thì mẹ cần theo dõi tình trạng của bé để phát hiện ra nguyên nhân gây sốt và điều trị đúng nguyên nhân cho bé thì việc hạ sốt mới có hiệu quả.
Trường hợp bé sốt quá cao mẹ cần phải hạ sốt cho bé vừa theo dõi trước khi đưa đến bệnh viện tránh xảy ra hậu quả nguy hiểm cho bé khi chưa đến bệnh viện.
Vậy, đâu là các cách đúng, ít nguy hiểm để hạ sốt nhanh cho bé. Mẹ hãy cùng tham khảo các biện pháp dưới đây nhé:
1. Uống nhiều nước
Sốt cao gây mất nước, thoát nước vì vậy dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu hụt nước để thực hiện nhiệm vụ điều nhiệt. Nhiệm vụ của mẹ trong tình trạng này là cần cùng cấp đầy đủ nước cho bé bằng các biện pháp:
Với trẻ đã ăn dặm: mẹ cho bé sử dụng các loại nước trái cây, hoa quả nhiều nước, cháo, súp, nước lọc, sữa… Ngoài ra, các loại điện giải pha để uống cũng là một trong những cứu cánh giúp bé bổ sung nước và năng lượng cho cơ thể.
Với các bé quá nhỏ và trẻ sơ sinh, mẹ hãy tăng các cữ cho bé bú để bổ sung đủ lượng nước cho bé.
2. Quần áo rộng, mặc nhẹ nhàng, phù hợp với thời tiết.
Cho dù là mùa lạnh, mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn nhiều chăn cho bé. Mẹ cần đảm bảo tránh gió cho bé và mặc thoải mái, rộng rãi để cơ thể bé thoát nhiệt tốt. Việc tỏa nhiệt của bé là rất quan trọng để giải tỏa nhiệt độ đang tăng cao trong cơ thể bé. Lựa chọn các loại vải dễ thoát nhiệt cũng là một biện pháp giúp mẹ.
3. Lau toàn thân cho bé bằng nước ấm
Nước ấm trong phương pháp này là nước ở nhiệt độ từ 30-32 độ C. Mẹ sờ vào thấy ấm chứ không bị nóng. Đảm bảo rằng nước không quá lạnh khiến bé bị sock, co lỗ chân lông khiến bé càng khó thoát nhiệt. Cũng đảm bảo nhiệt độ nước không cao hơn nhiệt độ cơ thể bé tránh làm bé nóng thêm.
Mẹ nên dùng khăn mềm, nhúng nước ấm, vắt để khăn còn hơi ẩm và lau cho bé, vừa giúp bé vệ sinh vừa giảm nhiệt cho cơ thể bé. Các vị trí dễ ứ nhiệt, kín, bí mẹ nên tập trung lau là nách, bẹn, chườm ấm trán. Đây là một phương pháp khá hữu hiệu và được nhiều mẹ sử dụng thay thế cho thuốc hạ sốt tạm thời.
4. Vitamin C
Vitamin C là một loại vi chất giúp tăng sức đề kháng cho bé, giúp cơ thể bé khỏe mạnh chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Bổ sung Vitamin C thông qua nước cam, bưởi, quýt.. là một biện pháp thường được sử dụng kể cả với người lớn. Phương pháp này hoàn toàn có thể áp dụng được và tốt cho trẻ bị sốt. Ngoài ra, các loại trái cây ướp lạnh khác cũng có thể có hiệu quả giúp bé hạ sốt.
Mẹ có thể bổ sung vitamin C cho bé thông qua C sủi hoặc các loại kẹo ngậm C… để giúp bé hợp tác trong việc bổ sung vitamin C cho bé.
5. Tinh dầu
Các loại tinh dầu sả, chanh, bạc hà, gừng, quế… thường được sử dụng để bôi, xoa giúp hạ sốt dưới dạng các loại dầu. Thành phần rubefacients có trong các loại tinh dầu này giúp hỗ trợ hệ tuần hoàn và tăng tiết mồ hôi, giải nhiệt cho cơ thể. Giải pháp này không chỉ sử dụng được ở người lớn mà còn dùng được với cả trẻ em. Tuy nhiên, khi dùng cho trẻ em, cha mẹ nên lưu ý lượng tinh dầu phù hợp với bé. Da bé rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tổn thương nếu mẹ cho một lượng quá lớn tinh dầu.
Mẹ nên pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng cho bé để tránh hiện tượng sử dụng quá nhiều tinh đầu gây kích ứng da bé.
Một số bộ phận bố mẹ nên chú trọng bôi nhiều tinh dầu hơn đó là: cổ, gót chân….
6. Thuốc
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, bố mẹ nên sử dụng thuốc để hạ sốt tạm thời cho bé. Nếu tình trạng sốt của bé kéo dài, bố mẹ nên cho bé đi bệnh viện để thăm khám ra đúng nguyên nhân. Điều trị đúng nguyên nhân thì tình trạng sốt mới giảm xuống. Hạ sốt chủ yếu là để điều trị triệu chứng tạm thời của bé.
Bé sốt >38 độ C là mẹ nên dùng hạ sốt cho bé. Paracetamol là hoạt chất thường được sử dụng nhất trên thị trường để điều trị hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, với thành phần này, bố mẹ cần sử dụng cách nhau ít nhất 4 tiếng mỗi lần. Liều mỗi lần không quá 15mg/kg (mỗi lần) và tối đa 60mg/kg/ngày (cả ngày). Việc sử dụng quá liều lượng sẽ gây hoại tử gan, có thể ảnh hưởng đến tính mạng bé.
Nếu dùng hạ sốt mà bé sốt lại quá nhanh (<2h) mẹ nên cho bé đi bệnh viện để thăm khám. Trong thời gian đó mẹ có thể dùng ibuprofen để thay thế cho paracetamol để tránh các tác dụng không mong muốn của paracetamol. Lưu ý sử dụng đúng liều lượng cho bé.
II. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt
Ngoài những biện pháp hạ sốt đã nêu trên, mẹ cần theo dõi thêm tình trạng của bé để phát hiện ra những triệu chứng kèm theo khác hoặc tình trạng sốt có nặng lên hay không. Trong quá trình này, mẹ nên lưu ý:
- - Không ủ âm, không mặc nhiều lớp quần áo, nên mặc đồ mỏng nhẹ, đắp chăn mỏng nếu cần.
- - Tránh ở trong phòng quá kín, tù túng, nhưng cũng tránh gió
- - Nước quá lạnh, khăn lạnh, nước đá là những thứ không nên sử dụng vì dễ gây sốc nhiệt ở trẻ.
- - Chỉ nên cho bé uống hạ sốt khi nhiệt độ của trẻ bắt đầu lên >38 độ. Để cơ thể bé có cơ hội đối mặt với các tác nhân gây bệnh và hình thành cơ chế phòng vệ, bảo vệ bé trong những lần nhiễm bệnh sau. Nếu bé sốt không quá cao, mẹ chỉ cần theo dõi sức khỏe của bé trong vài ngày.
- - Đến ngày thứ 3 sốt không giảm, bạn nên đưa bé đến ngay cơ sở ý tế để thăm khám.
- - Các biện pháp dân gian như: vắt chanh vào miệng, mũi bé hoặc mắt gây nguy hiểm đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
- - Nếu trẻ sốt cao co giật bạn cần chặn không cho bé cắn lưỡi bằng các vật cứng, hạ sốt khẩn cấp và đưa bé đến ngay bệnh viện, Cho bé nằm nghiêng và theo dõi chặt chẽ để cung cấp thông tin khi được bác sĩ hỏi.
- - Aspirin gây nên hiện tượng chảy máu nội tạng, nguy hiểm nhất là chảy máu não ở trẻ em. Vậy nên không được dùng aspirin để hạ sốt.
II. Dấu hiệu bạn cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay
Với những trường hợp sau bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng:
- - Trẻ sơ sinh 0-3 tháng sốt từ 38oC trở lên.
- - Trẻ từ 3-5 tháng tuổi, sốt lên đến 38°C hay cao hơn:
- - Trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, sốt khoảng 39°C hoặc cao hơn.
Ngoài ra, không cần biết trẻ ở độ tuổi nào, nếu bạn nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu khác thường hay triệu chứng nhiễm trùng nghiêm trọng như li bì, mệt ỏi hay khó thở, hãy đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
Hi vọng qua bài viết này mẹ có thêm thông tin để có thể xử lý mỗi khi trẻ bị ốm, sốt cao. Chúc bé nhanh khỏi bệnh và luôn vui tươi.
-------------------
Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ
Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân
Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797