Căng thẳng ảnh hưởng tới việc cho con bú như thế nào và là như thế nào để đối phó với nó?

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh có thể khiến bạn căng thẳng và những điều chỉnh bạn cần thực hiện trong cuộc sống có thể khiến bạn thêm căng thẳng. Ngoài ra, căng thẳng có thể không giống nhau đối với tất cả các bà mẹ; một số người có thể xử lí nó khá hiệu quả, trong khi những người khác có thể phải rất khó khăn để đối phó với nó.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến bạn ở bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bạn là một bà mẹ đang cho con bú, các yếu tố thể chất, xã hội và cảm xúc khác nhau có thể khiến bạn dễ bị căng thẳng và lo lắng, cuối cùng ảnh hưởng đến nguồn sữa và trải nghiệm cho con bú tổng thể.

Căng thẳng ảnh hưởng tới việc cho con bú như thế nào?

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cả việc sản xuất và tiết sữa mẹ. Các nghiên cứu thực nghiệm ở các bà mẹ đang cho con bú đã chỉ ra rằng căng thẳng về thể chất và tinh thần cấp tính có thể làm giảm phản xạ xuống sữa bằng cách giảm giải phóng oxytocin trong khi cho con bú. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, nó có thể làm giảm sản xuất sữa do ngăn cản việc rút hết sữa trong mỗi lần cho con bú. Căng thẳng cũng được biết là nguyên nhân gây suy giảm quá trình tạo sữa.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng ở các bà mẹ cho con bú?

Biết được những yếu tố gây căng thẳng hoặc kích hoạt căng thẳng có thể giúp bạn kiểm soát chúng tốt hơn. Dưới đây là một số yếu tố có thể gây căng thẳng cho các bà mẹ đang cho con bú phổ biến nhất.

  1. 1. Khó chịu của cơ thể

Đau là một phần không thể thiếu khi sinh nở. Bạn có thể bị đau về thể chất trong và sau khi sinh. Khi bạn bắt đầu cho con bú, núm vú bị đau, căng vú, ứ sữa và tắc tia sữa có thể khiến bạn đau và khó chịu. Đau đớn về thể chất có thể gây căng thẳng và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

  1. 2. Lo lắng khi cho con bú

Là một người mẹ mới, bạn có thể có những bất an và nghi ngờ về việc cho con bú. Đó có thể là nỗi sợ không sản xuất đủ sữa cho con hoặc liệu sữa mẹ có đủ tốt hay không. Bạn cũng có thể nhận được rất nhiều lời khuyên từ gia đình và bạn bè, điều này có thể khiến bạn choáng ngợp. Tất cả những điều này có thể dẫn đến lo lắng và ảnh hưởng đến việc cho con bú. Tuy nhiên, miễn là trẻ ngậm ti và bú mẹ đúng cách; cho con bú thường  xuyên và theo nhu cầu của chúng thì bạn không cần phải lo lắng.

  1. 3. Thay đổi nội tiết tố

Mang thai kéo theo những thay đổi mạnh mẽ của cơ thể. Trong 24 giờ đầu tiên sau khi sinh con, lượng hormone nhanh chóng giảm xuống mức trước khi mang thai. Sự sụt giảm hormone đột ngột này có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và cảm giác chênh vênh,…

  1. 4. Ngủ ít

Việc chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh có thể rất căng thẳng và mệt mỏi. Cho con bú vào ban đêm và thay tã liên tục có thể cản trở chu kì giấc ngủ của bạn và khiến bạn mất ngủ. Thiếu ngủ làm tăng sản xuất cortisol, ngăn chặn sản xuất sữa mẹ.

  1. 5. Tính khí của em bé

Tất cả các em bé đều khác nhau. Một số có thể ăn, ngủ và lặp lại, trong khi những người khác có thể quấy khóc nhiều hơn. Nếu con khóc quá nhiều và ngủ rất ít, điều đó có thể khiến bạn căng thẳng và ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Hãy nhớ rằng, giai đoạn sơ sinh này có thể không kéo dài, và con có thể ngủ ngon hơn và ít khóc hơn khi lớn hơn.

  1. 6. Các vấn đề về nuôi con bằng sữa mẹ

Một số bà mẹ có thể phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến việc khớp ngậm bú, cách cho con bú, đau đầu ti, quá tải sữa, tắc tia sữa,... Những vấn đề này có thể gây căng thẳng cho bà mẹ, ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ và làm cho quá trình bú mẹ trở nên phức tạp đối với trẻ.

Mẹo để kiểm soát căng thẳng khi cho con bú

Sự xuất hiện của một em bé là một niềm vui trong cuộc đời của bạn. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với một số thách thức có thể gây ra căng thẳng. Cách tốt nhất có thể để đối phó với căng thẳng là giải quyết các yếu tố kích hoạt hoặc thay đổi cách bạn phản ứng với chúng. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đối phó với căng thẳng và tận hưởng việc nuôi con bằng sữa mẹ:

  • - Bất cứ khi nào bạn cảm thấy quá tải trong khi chăm sóc em bé, hãy nghỉ ngơi và để người bạn khác hoặc các thành viên trong gia đình chăm sóc em bé một lúc.
  • - Hít thở sâu, chậm vì điều này có thể giúp bạn bình tĩnh lại. Bạn cũng có thể thử các kĩ thuật thiền đơn giản, tập yoga sau sinh,...
  • - Nói chuyện với một người bạn hoặc thành viên gia đình. Chia sẻ nỗi sợ hãi và lo lắng có thể giúp bạn nhìn mọi thứ từ một góc nhìn mới mẻ và mang lại cho bạn sức mạnh - mới cũng như hi vọng để đối phó với mọi tình huống.
  • - Dành thời gian để tập thể dục. Hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng và giải phóng endorphin, mang lại cho bạn cảm giác dễ chịu.
  • - Nghe nhạc. Bạn cũng có thể thử hát hoặc ngâm nga để bình tĩnh và thư giãn.
  • - Một số bà mẹ thấy giảm bớt căng thẳng khi mua sắm. Nếu bạn là một trong số đó, hãy đi mua sắm cho mình hoặc cho con.
  • - Tìm kiếm lời tư vấn chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể thảo luận về nỗi sợ hãi và nghi ngờ của mình liên quan đến việc cho con bú với chuyên gia tư vấn sữa mẹ.
  • - Chăm sóc bản thân để khỏe mạnh. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đi spa hoặc dành thời gian cho những việc khiến cho bạn có cảm giác tích cực.

Làm mẹ là một cảm giác tuyệt vời và khả năng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh là điều bạn nên tự hào. Cảm giác căng thẳng và quá tải sau khi sinh là điều phổ biến, vì vậy đừng suy nghĩ quá nhiều và lo lắng. Thay vào đó, hãy nghĩ đến những điều đẹp đẽ mà tình mẫu tử đã mang lại trong cuộc sống của bạn. Hãy chờ đợi và thử một số mẹo được đề cập ở trên để giảm căng thẳng nhé!

---------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Cho con bú sau sinh mổ: Tư thế và lời khuyên để nuôi con bằng sữa mẹ thành công

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc