Cảnh báo những biến chứng ở 3 tháng giữa thai kỳ

3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn dễ chịu nhất trong quá trình mang bầu. Các triệu chứng ốm nghén đã qua. Tâm lý mẹ bầu cũng trở nên ổn định hơn và có phần mong chờ một sinh linh sắp chào đời. Tuy nhiên, các triệu chứng của giai đoạn này, tuy ít hơn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, nhưng vẫn sẽ gây khó chịu cho mẹ bầu.

Cảnh báo những biến chứng ở 3 tháng giữa thai kỳ

Cảnh báo những biến chứng ở 3 tháng giữa thai kỳ

>>> Lời khuyên tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa

Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng  là triệu chứng thường gặp cho mẹ bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ. Nguyên nhân là do, vào thời kỳ này, Thai nhi đang lớn dần lên. Điều này dẫn đến sự tăng cường tuần hoàn máu để đáp ứng nhu cầu của cả mẹ và bé.

Đái tháo đường thai kỳ

3 tháng giữa là thời điểm mẹ bầu có nguy cơ mắc đái thao đường thai kỳ cao nhất. Sự thay đổi các hormon trong cơ thể làm rối loạn sự sản xuất insulin. Lượng insulin không đủ để điều hòa lượng đường trong máu. Các mẹ bầu thừa cân, béo phì  thì nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ càng cao.

Chuột rút và chóng mặt

Đây là triệu chứng thường xuyên xảy ra trong thời gian mang thai, đặc biệt từ tháng thứ 3 trở đi. Lúc này, thai nhi đã lớn hơn. Trọng lượng thai nhi sẽ đè lên các tĩnh mạch của mẹ. Điều này làm cản trở máu lưu thông, lượng máu lên não cũng sẽ ít hơn.

Đau nhức cơ thể

Đây dường như là nỗi kinh hoàng khi mang thai. Mẹ bầu gần như đau toàn thân: đau lưng, đau hông, đau đùi... Việc thường xuyên phải nằm nghiêng cũng khiến cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi.

Khó thở

Sự phát triển của thai nhi mạnh mẽ nhất trong 3 tháng giữa. Khi đó, trọng lượng của thai sẽ đè lên một số cơ quan đặc biệt là phổi. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng  khó thở của phụ nữ mang bầu.

Tập yoga bầu - giải pháp tối ưu cho mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Các triệu chứng trên thường gây khó chịu  thậm chí nguy hiểm cho mẹ bầu. Do đó, trong giai đoạn này Yoga Pilates chính là sự lựa chọn tối ưu nhất. Yoga bầu giúp:

- Cải thiện lưu thông khí huyết, giải quyết tình trạng chuột rút và chóng mặt.

- Cải thiện độ cứng của cột sống, giãn các cơ xung quanh làm giảm tình trạng đau lưng.

- Mở rộng diện tích hố chậu khiến quá trình "vượt cạn" dễ dàng hơn.

- Các kĩ thuật thở giúp cải thiện hô hấp đồng thời giúp mẹ bầu quen với nhịp thở khi lâm bồn.

- Giúp cơ thể đạt được sự cân bằng, giảm lượng mỡ, hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và giúp giảm cân sau sinh đơn giản hơn.

Tin tức khác
abc