Cho con bú khi bị sốt xuất huyết có tốt không?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm dễ diễn biến thành dịch. Bất kì ai cũng có thể nhiễm bệnh kể cả phụ nữ sau sinh, đang cho con bú. Vậy, liệu mẹ có nên cho con bú khi bị sốt xuất huyết không? Hành động này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của bé hay không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều mẹ. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây nên bệnh sốt xuất huyết là virus Dengue. Virus này có 4 chủng là (D1, D2, D3, D4) và được truyền bệnh qua trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes aegypti. Khi cơ thể đã bị nhiễm một trong các chủng trên thì sẽ tạo nên miễn dịch trọn đời với chỉ chủng đó. Vậy nên, một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần  trong đời. (Tối đa là 4 lần)

Dengue là bệnh thường gặp nhất lây truyền do muỗi ở người. Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn ra quanh năm tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh và bùng dịch tăng cao trong mùa mưa do sự sinh sản của muỗi edes aegypti. 

2. Các biểu hiện của sốt xuất huyết:

Dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết các nốt phát ban trên cơ thể kèm theo sốt cao đột ngột. Ngoài ra, các biểu hiện còn bao gồm:

- Đau đầu dữ dội

- Đau mắt, đau khớp và các cơ bắp 

- Các nốt phát ban thương xuất hiện sớm ở các lòng bàn tay, chân trong khoảng 3-4 ngày sau khi sốt. Các dấu hiệu chảy máu nhẹ cũng thể hiện cho bệnh sốt xuất huyết: chảy máu răng… 

- Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ lui dần sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên bệnh cũng có thể nặng lên và để lại hậu quả nghiêm trọng như: xuất huyết nặng, xuất huyết nội tạng, hạ huyết áp, sốc… có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. 

Triệu chứng bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ 5–7 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt nhưng có thể khởi phát trong khoảng 3–14 ngày.

3. Có nên cho con bú khi đang bị sốt xuất huyết?

Đối tượng bà mẹ cho con bú là đối tượng rất nhạy cảm vì mỗi hành động đều ảnh hưởng đến sức khỏe cả bà mẹ và em bé. Vì vậy, câu hỏi mẹ đang cho con bú được quan tâm nhiều và cũng có nhiều mẹ lo sợ ảnh hưởng đến bé nên không dám cho bé bú.

Có nhiều quan niệm cho rằng, sốt xuất huyết có thể lây qua đường sữa. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra có rất ít sự xuất hiện của virus dengue trong sữa mẹ. Vì vậy, đây là một con đường tiềm năng “có thể” lây bệnh sốt xuất huyết.   

Tuy nhiên, tỉ lệ virus sốt xuất huyết xuất hiện trong sữa mẹ là rất thấp, nên nếu có nguy cơ lây bệnh sốt xuất huyết cho bé cũng rất thấp. Theo đánh giá giữa lợi ích và nguy cơ thì các bác sĩ vẫn chỉ định cho mẹ cho con bú như bình thường. Đặc biệt, phần sữa non rất có lợi cho sức khỏe của bé và giúp bé có được kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Việc cho bé bú và duy trì sữa mẹ là rất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho bé. 

Vậy nên, cho dù bị sốt xuất huyết, mẹ vẫn nên cho con bú mẹ đầy đủ.

Với trường hợp cơ thể mẹ mệt mỏi, sốt cao, sản xuất không đủ sữa và cảm thấy không yên tâm khi cho con bú, mẹ có thể tạm thời sử dụng sữa công thức cho bé. Đồng thời mẹ vẫn cần phải vắt hút sữa đủ cữ (để tránh tình trạng tắc sữa, mất sữa). Lượng sữa này mẹ có thể uống lại hoặc đổ đi. Mẹ có thể dùng paracetamol (đúng liều) để điều trị đau đầu, hạ sốt. Sản phẩm thuốc này là an toàn cho trẻ vì lượng thuốc qua hàng rào sữa mẹ là không nhiều và thường được bác sĩ chỉ định dùng cho các bà mẹ đang cho con bú bị sốt xuất huyết. Mẹ không nên tự ý dùng aspirin và ibuprofen vì gây ra các phản ứng không mong muốn có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng: máu khó đông, xuất huyết ồ ạt, xuất huyết nội tạng.

Việc nhập viện để điều trị là hành động y tế được khuyến cáo đối với tất cả bệnh nhân bị sốt xuất huyết. 

Tóm lại, khả năng sốt xuất huyết lây truyền qua đường sữa mẹ là rất nhỏ, không thể đánh đổi với các lợi ích của sữa mẹ đối với bé. Vậy mẹ nên cho con bú ngay cả khi bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên cần thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đối cho bé để tránh lây nhiễm qua trung gian truyền bệnh này.

4. Những trường hợp mẹ không nên cho con bú

Ngoài vấn đề sốt xuất huyết ra thì sản phụ cần phải dừng việc sử dụng sữa của mình cho bé trong các trường hợp sau:

- Khi mẹ đang sử dụng thuốc kháng sinh

- Mẹ bị bệnh tim và tiểu đường

- Mẹ bị viêm tuyến vú

- Mẹ bị các bệnh về thần kinh

- Mẹ bị viêm gan B

- Sau khi mẹ lao động nặng

- Mẹ đang xạ trị ung thư

- Mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại

--------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tin tức khác
abc