Có nên sử dụng núm vú giả cho bé không?

Núm vú giả đã và đang được nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng vì tính tiện dụng của nó. Nó giúp bé đỡ quấy khóc giúp mẹ có nhiều thời gian để dọn dẹp, làm việc nhà hơn. Tuy nhiên, liệu núm vú giả có tốt như cái cách mà mẹ vẫn thấy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Định nghĩa núm vú giả:

Núm vú giả là một vật được thiết kế tương tự như núm vú mẹ, làm từ cao su để tạo cảm giác cho bé như đang được ngậm vú mẹ. Núm vú giả được phát minh nhằm mục đích xoa dịu trẻ sơ sinh khi trẻ cáu kỉnh, bực bội, cũng có thể giúp trẻ thư giãn và dễ ngủ.

Nhiều trường hợp bé vẫn cáu gắt, bực bội, quấy khóc dù đã bú no khiến mẹ lo lắng. Núm vú giả thường được mẹ sử dụng trong trường hợp này để bé có cảm giác thư giãn, an toàn, và thoải mái.

Hiện tại, các loại núm vú giả trên thị trường đều có bộ phận bảo vệ để tránh việc bé nuối phải.

Do lợi ích rõ rệt của nó trong việc chăm sóc con nhỏ nên nhiều mẹ đã liệt kê nó như một vật dụng không thể thiếu ngang hàng với khăn lau, tã,…

Bên cạnh những lợi ích của núm vú giả thì nó cũng đi kèm với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Nhiều mẹ vẫn chưa hiểu đúng về các nguy cơ này và sử dụng một cách tràn lan gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc. Hãy hiểu rõ cơ chế, tác hại của núm vú giả để có phương pháp sử dụng núm vú giả một cách hiệu quả nhất. 

2. Ưu điểm của núm vú giả?

Núm vú giả được sử dụng nhiều và giúp đỡ mẹ ở các điểm như:

  •      - Tạo cảm giác an toàn cho bé. Thói quen ngậm ti mẹ khiến bé cảm giác an toàn như có mẹ ở bên. Vậy nên khi có ti giả ở trong miệng giúp bé cảm thấy an toàn hơn. Đây cũng là lí do nhiều bé thường quấy khóc, đòi ti mẹ cho dù đã bú no. Núm vú giả giúp xoa dịu bé, nhất là trong các trường hợp bé lo lắng, sợ hãi.
  •      - Có thể giảm nguy cơ đột tử sơ sinh: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng núm vú giả và việc giảm nguy cơ đột tử. Tuy nhiên nghiên cứu không chứng minh rằng sử dụng núm vú giúp ngăn ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh
  •      - Dành cho các bé đi máy bay: Quá trình cất cánh, hạ cánh có sự thay đổi đột ngột về độ cao khiến cho áp suất không khí thay đổi theo. Điều này khiến bé có thể bị tổn thương tai, đau tai, ù tai. Sử dụng núm vú giả có khả năng giảm thiểu tình trạng này
  •      - Việc di chuyển bằng xe cộ cũng dễ dàng hơn với núm vú khi mà mẹ không thể cho bé bú mẹ trực tiếp được khiến bé quấy khóc
  •      - Ngậm núm vú giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn, tương tự như khi đang bú mẹ
  •      - Tránh tình trạng bé ngậm tay gây mất vệ sinh, sinh bệnh.

3. Nhược điểm của núm vú giả

  •      - Phụ thuộc núm vú: Khi trẻ đã quen sử dụng núm vú, trẻ sẽ bị lo lắng, sợ hãi khi không được sử dụng nữa. Nhất là những khi núm vú bị rơi ra ngoài mà mẹ chưa kịp nhặt lại cho bé. Tình trạng này sẽ càng nặng nề khi bé sử dụng càng sớm và sử dụng càng lâu. Sử dụng núm vú giả cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Nếu không có núm ti giả cho bé, bé sẽ khó chịu, cáu gắt.
  •      - Thay đổi cấu trúc khoang miệng của bé: việc bé ngậm và cắn núm vú giả lâu dài khiến cho hệ thống răng và cấu trúc hàm của bé có thể bị thay đổi, ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng và thẩm mỹ của bé trong tương lai. Thường bé sẽ dễ bị vâu hoặc răng mọc xiêu vẹo.
  •      - Chê ti mẹ, giảm sữa mẹ: Cơ chế của việc trẻ bú mẹ khác với việc trẻ bú bình và ngậm núm ti giả. Vậy nên, trẻ bú bình sớm hoặc ngậm ti giải sớm dễ bị sai khớp ngậm, bú sai và chán ti mẹ. Bé không bú mẹ sẽ dẫn đến tình trạng mẹ giảm sản xuất sữa gây ít sữa dần, thậm chí mất sữa
  •      - Ngậm núm vú giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa khi bé lớn lên.

4. Nguyên tắc khi cho bé ngậm núm vú giả:

4.1 Hãy cho bé lựa chọn:

Bé có quyền lựa chọn sử dụng núm ti giả hay không, tránh không ép buộc bé phải ngậm ti giả gây nên tâm lý hoang mang, sợ hãi cho bé. Mẹ có thể tìm một số phương pháp khác để dỗ bé như sử dụng các loại đồ chơi phát ra âm thanh…

4.2. Giới hạn thời gian sử dụng:

Không nên dùng núm vú giả quá thường xuyên, để tránh việc bé quá phụ thuộc vào núm ti giả. Hãy chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết. Nó sẽ có ích và phát huy tối đa lợi ích của nó trong trường hợp mẹ cần dỗ dành bé hoặc mẹ thực sự quá bận rộn không thể dỗ bé khi bé quấy khóc, chưa thể cho bé ăn ngay được.

Trường hợp bé ngủ quên làm rơi núm ti giả ra ngoài, mẹ nên cất đi và không cho bé tiếp tục sử dụng.

4.3. Thời điểm sử dụng núm ti giả

Mẹ hãy lựa chọn thời điểm sử dụng núm ti giả càng muộn càng tốt. Tốt nhất là sau 3 tháng để tránh trường hợp bé nghiện ti giả mà không chịu ti mẹ, phải chuyển qua ti bình. Điều này cũng giúp cho hệ thống răng miệng của bé ít bị ảnh hưởng hơn.

4.4 Đảm bảo an toàn

Hạn chế dùng dây để cố định núm vú của bé vì có thể vô tình những sợi dây này quấn cổ bé gây nên tai nạn rất nghiêm trọng. Hãy lựa chọn các cách khác hợp lý hơn như sử dụng các loại kẹp để cố định. 

4.5. Vấn đề vệ sinh

Vì núm vú giả là sản phẩm bé thường xuyên ngậm vào miệng, là trung gian truyền các loại bệnh truyền nhiễm và nhiều bệnh khác. Vậy nên, mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ núm vú giả cho bé. Sát trùng kĩ càng bằng nước sôi, phơi khô và bảo quản nơi khô thoáng nếu bé khong sử dụng. Nếu xuất hiện các vết xước, nứt trên núm vú thì cần thay thế ngay vì đó là nơi mà chất liệu nhựa của núm vú không còn đảm bảo và dễ “thôi” các chất nguy hiểm vào miệng bé. Đặc biệt là DBP.

5. Chống chỉ định ngậm núm ti giả:

Với các bé:

  • - Bé đang có vấn đề tăng cân
  • - Bé bị nhiễm trùng tai giữa

Thì mẹ nên dừng hoàn toàn việc cho bé ngậm ti giả vì nó có thể ảnh hưởng đến các tình trạng này khiến bệnh nặng thêm. 

Hi vọng qua bài này, mẹ sẽ có thêm kiến thức để sử dụng ti giả đúng cách cho bé. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ của mẹ trước khi sử dụng để được tư vấn một cách phù hợp nhất với tình trạng của mẹ nhé.

 -----

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tin tức khác
abc