Đã từng nâng Ngực có cho con bú được không?

Cho con bú mẹ là một vấn đề rất được quan tâm của các mẹ đã từng nâng ngực. Vậy, liệu mẽ đã nâng ngực thì có nên cho con bú không và có được cho con bú không? Việc mẹ đã nâng ngực cho con bú có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và sự phát triển của bé không? Đây là các câu hỏi thường được mẹ quan tâm. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây:

1. Ngực thay đổi gì sau khi nâng? Có ảnh hưởng đến sữa không?

Hiện tại, trên thị trường có 2 biện pháp nâng ngực thông dụng nhất là: phương pháp tạo hình bằng chất liệu nhân tạo y tế và phương pháp tạo hình độn bằng chất liệu tự thân (lấy mỡ từ từ các vùng khác của cơ thể).

Kích thước tổng thể của ngực có thể thay đổi sau khi nâng, cấu trúc của ngực cũng có thể bị thay đổi do sự thay đổi vị trí của các tế bào vùng ngực. Việc bổ sung thêm các vật liệu bên ngoài vào vùng ngực có thể gây chèn ép lên các cơ quan, bộ phận chịu trách nhiệm sản xuất sữa, khiến bộ phận này hoạt động không hiệu quả nhưng không ảnh hưởng quá nhiều.

Các dây thần kinh xung quanh núm vú đóng một vai trò quan trọng trong việc cho con bú. Khi trẻ mút, cảm giác trẻ đang mút vú sẽ làm tăng nồng độ hormone prolactin và oxytocin. Prolactin sẽ kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ. Khi các dây thần kinh này bị tổn thương, cảm giác này sẽ bị giảm đi và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể. Các vết rạch được tạo ra dưới vú, qua nách hoặc rốn ít có khả năng cản trở việc cho con bú.

Trong một số trường hợp nguồn sữa của mẹ không bị ảnh hưởng. 

2. Liệu có xuất hiện silicon trong sữa mẹ?

Một điều nhiều mẹ hay lo lắng là liệu silicon trong miếng độn ngực có chảy vào sữa khiến cho bé bị bú phải silicon hay không thì câu trả lời là không.

Một nghiên cứu năm 2007 đo nồng độ silicon trong sữa mẹ và không tìm thấy sự khác biệt giữa mẹ nâng ngực và bà mẹ không nâng ngực.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, không có bất kỳ báo cáo lâm sàng nào về các vấn đề bất thường ở mẹ hay trẻ sơ sinh bởi các bà mẹ cho con bú khi đã phẫu thuật nâng ngực.

Không có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc mẹ đã từng cấy ghép ngực gây ra tình trạng tăng tỉ lệ dị tật ở trẻ. Tuy nhiên, việc cấy ghép ngực có thể gây ra một số ảnh hưởng trong quá trình cho con bú:

  • - Co cứng bao nang, xảy ra khi mô sẹo hình thành xung quanh mô cấy gây ra hiện tượng ép
  • - Thay đổi cảm giác ở vú và núm vú
  • - Đau vú
  • - Vỡ mô cấy

….

3. Các cách cải thiện nguồn sữa mẹ đối với mẹ đã từng nâng ngực 

Đối với bất kì mẹ nào thì việc sản xuất đầy đủ sữa cho con bú là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, với mẹ đã từng nâng ngực thì cần lưu ý nhiều yếu tố hơn để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ, bầu ngực mẹ cũng như sức khoẻ và sự phát triển của bé.

3.1. Ưu tiên cho con bú

Ưu tiên cho con bú là khuyến nghị hàng đầu dành cho tất cả các mẹ nhằm mục đích duy trì sữa mẹ lâu dài và đồng thời cũng giúp cải thiện sữa mẹ. Vấn đề này càng được khuyến nghị hơn ở mẹ đã từng nâng ngực vì cho con bú là biện pháp nhẹ nhàng nhất để bé được ăn sữa mẹ, không làm ảnh hưởng đến túi ngực của mẹ như các biện pháp vắt hút khác.

Bé có thể bú ít hoặc nhiều cữ, với thời gian mỗi cữ khác nhau. Tuy nhiên, trung bình các bé bú 8-10 lần 1 ngày, mỗi lần khoảng 10-15 phút. Khi bé lớn dần lên, bé có thể bú ít cữ đi và mỗi cữ có thể kéo dài hơn. 

Việc cho bé bú mẹ còn tăng liên kết tình cảm mẹ con và kích thích mẹ sản xuất nhiều sữa hơn do nhận ra nhu cầu sữa của bé.

3.2 Vắt hút

Sữa mẹ sẽ được sản xuất nhiều hơn nếu nhu cầu của bé tăng cao. Đây là cơ chế cung cầu trong sản xuất sữa mẹ. Trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú, hãy thử cải thiện sữa mẹ bằng cách vắt hút. Tuy nhiên, việc vắt hút muốn có hiệu quả, mẹ cần phải hiểu được bản chất vấn đề. Vắt hút ở đây là để chỉ hành động “tăng” nhu cầu của bé. Cơ thể mẹ nhận ra rằng, rữa mẹ được rút ra nhiều hơn, bé cần nhiều sữa hơn, nên sẽ tăng sản xuất sữa mẹ. Nhưng để cải thiện hiệu quả, hệ thống sản xuất sữa mẹ phải hoạt động hiệu quả thì mới đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tăng sản xuất sữa này của mẹ.

Hãy nhớ nhẹ nhàng khi vắt hút để tránh ảnh hưởng đến bầu ngực của mẹ mẹ nhé.

3.3 Cải thiện tuyến sữa

Có nhiều phương pháp để cải thiện tuyến sữa, trong đó có việc cải thiện chế độ ăn uống. Tuy nhiên, để cải thiện nhanh, hiệu quả thì mẹ cần sử dụng một số loại dược liệu lợi sữa. Mẹ có thể lựa chọn một số sản phẩm lợi sữa hiệu quả trên thị trường như: Lợi sữa Mommy…

Lợi sữa Mommy không chỉ giúp mẹ cải thiện tuyến sữa hoạt động tốt, tác động trực tiếp lên các tế bào tạo sữa của mẹ, mà còn giải quyết các nguyên nhân khác gây nên tình trạng ít sữa ở mẹ như: Dinh dưỡng, cho con bú đúng, khớp ngậm đúng, và có sự đồng hành của Dược Sĩ Hương trong những vấn đề chăm sóc bé.

3.4 Khớp ngậm đúng

Khớp ngậm đúng giúp bé bú hiệu quả, rút sữa hiệu quả. Bé được đảm bảo dinh dưỡng, đồng thời ngực mẹ cũng được làm trống hiệu quả. Từ đó cơ thể mẹ sẽ hiểu được như cầu sữa của bé và sản xuất ra đầy đủ.

3.5 Stress

Lo lắng, stress về sữa mẹ cũng như sức khoẻ của bé là nguyên nhân khiến cho lượng sữa của mẹ sản xuất ít đi. Hãy yên tâm rằng, tuy mẹ đã từng nâng ngực nhưng vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn một cách bình thường và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Hãy thoải mái, thư giãn, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bé hợp lý để hệ thống sản xuất sữa của mẹ được làm việc hiệu quả nhất. 

Nếu có bất kì vấn đề gì trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tâm sự với người thân hoặc chuyên gia sữa mẹ để đưa ra phương án xử lý hợp lý nhất. Tư vấn sữa mẹ trực tiếp và miễn phí với Dược Sĩ Hương tại đây: Trung tâm tư vấn sữa mẹ Facebook

-------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc