Dị ứng sữa là gì và phương pháp xử lý khi bị dị ứng sữa?

Dị ứng sữa là phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể bé với một số thành phần trong sữa. Tình trạng này thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu về tình trạng dị ứng sữa qua bài viết dưới đây nhé. 

1. Dị ứng sữa là gì?

Dị ứng sữa là phản ứng phòng vệ của cơ thể để chống lại các tác nhân mà hệ miễn dịch coi là có hại đối với cơ thể. Trong trường hợp này là một trong số các thành phần trong sữa. Khi trẻ uống sữa, hệ miễn dịch sẽ nhận dạng 1 hoặc nhiều thành phần trong sữa là tác nhân gây bệnh và cần có biện pháp loại bỏ. Dấu hiệu bên ngoài của các biện pháp này là các phản ứng dị ứng như: ngứa ngáy, nổi mẩn, mày đay…. Tình trạng này khiến cho việc hấp thu sữa mẹ của bé bị suy giảm gây nên các tình trạng suy nhược, thiếu dinh dưỡng ở trẻ.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Khoa học cho rằng, việc dị ứng sữa là do di truyền. Tuy nhiên chưa có bất kì nghiên cứu nào chỉ ra điều này là đúng. Vì vậy hiện tại vẫn chưa có kết luận chắc chắn về nguyên nhân của tình trạng này. Những người cơ địa dễ dị ứng, cha mẹ hay bị dị ứng, thường là các đối tượng dễ mắc phải tình trạng dị ứng sữa.

Ước tính có từ 10 - 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi bị dị ứng với sữa bột công thức. Từ 1 tuổi trở lên tình trạng trẻ dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần, và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có đến 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ sẽ bị dị ứng với sữa suốt đời.

3. Dấu hiệu dị ứng sữa:

Các dấu hiệu này thường xuất hiện sau các lần bé sử dụng sữa đầu tiên. Vì vậy, mẹ hãy để ý kĩ hơn tình trạng của bé khi bắt đầu cho bé ăn sữa. Tình trạng dị ứng sữa mẹ thường ít xuất hiện hơn hẳn so với sữa công thức. Thông thường, trẻ bú sữa mẹ chỉ bị dị ứng khi mẹ ăn phải các thành phần dễ gây dị ứng cho bé.

Sau khi uống sữa, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau thì bé có thể bị dị ứng sữa: (xuất hiện ngay hoặc sau vài giờ)

  • - Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: Trẻ có thể bị khò khè, khó thở, ho khàn tiếng, có đờm trong mũivà cổ họng, đây có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.
  • - Đau bụng, tiêu chảy: Tiêu chảy, đingoài phân lỏng là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tần suất xảy ra thường xuyên (khoảng 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa bột công thức.
  • - Da nổimẩn đỏ (mề đay): Chú ý khi trẻ bị nổi mẩn đỏ hoặc phát ban trên da như chàm (eczema), mày đay, ngứa hoặc sưng phù quanh vùng mặt.
  • - Buồn nôn, nôn ra sữa: Trẻ sơ sinh thường có trớ lượng ít sữa khiăn nhưng nếu trẻ nôn trớ ngoài giờ ăn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng.
  • - Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Nếu trẻ đột nhiên khóc kéo dài, quấy khóc không dứt cơn thì có thể là do đau bụng do bị dị ứng protein trong sữa bột công thức.

Các dấu hiệu này đôi khi không thể hiện rõ rệt nên mẹ cần quan sát bé kĩ hơn bình thường để có thể phát hiện tình trạng dị ứng sữa. Các biểu hiện này có thể xảy ra với tình trạng nặng, nhẹ khác nhau đối với các bé khác nhau. Tuy nhiên, nếu xuất hiện một trong các dấu hiệu trên thì mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể chẩn đoán đúng nhất về tình trạng sức khỏe của bé.

Nếu trẻ bị dị ứng sữa không được phát hiện kịp thời và vẫn tiếp tục cho bé sử dụng các sản phẩm gây dị ứng thì có thể gây nên các hậu quả nghiêm trọng thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Vậy nên mẹ hãy theo dõi bé kĩ càng và có các biện pháp xử lý kịp thời khi bé bắt đầu có các triệu chứng nhẹ.

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng sữa

  • - Độ tuổi: Trẻ em thường dễ mắc phải tình trạng này hơn người lớn.
  • - Cơ địa dị ứng: Trẻ có cơ địa dễ dị ứng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng sữa. Bất kì loại dị ứng nào.
  • - Viêm da dị ứng mạn tính

5. Dị ứng sữa phải làm sao?

5.1 Dị ứng sữa mẹ

Thông thường trường hợp này ít khi xảy ra và nguyên nhân là bởi các đồ ăn mẹ ăn phải trong ngày gây ra phản ứng dị ứng ở bé. Vì vậy, trong trường hợp này, để giải quyết tình trạng dị ứng sữa mẹ, mẹ hãy tạm cho bé ngừng bú mẹ 1 -2 ngày sau đó lại cho bé bú mẹ trở lại. Mẹ hãy cố gắng tìm ra các thực phẩm lạ mẹ ăn trong ngày hôm đó để dự đoán loại thực phẩm gây nên phản ứng dị ứng cho bé. Thông thường tình trạng này chỉ kéo dài trong ngày và kết thúc khi lượng thức ăn mẹ đã chuyển hóa hết.

5.2 Dị ứng sữa công thức

Nếu bé bị dị ứng sữa công thức, cách tốt nhất mẹ có thể làm là hãy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nếu mẹ không thể gần bé hoặc cho bé bú trực tiếp thì có thể sử dụng cách vắt hút để trữ sữa cho bé sử dụng.

Với trường hợp bất khả kháng, không thể cho con ăn sữa mẹ được. Hãy thử các loại sữa công thức để xem bé dị ứng với loại sữa nào. Lưu ý rằng mẹ chỉ nên thử từng chút một để tránh phản ứng dị ứng xảy ra quá mạnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bé.

Mẹ hãy cho bé đi kiểm tra phản ứng dị ứng để tìm ra các loại tác nhân gây nên tình trạng dị ứng ở trẻ. Thường trẻ bị dị ứng sữa sẽ có hệ miễn dịch khá nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi nhiều tác nhân khác gây nên dị ứng.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi quyết định sử dụng bất kì loại thuốc nào cho bé để điều trị dị ứng và cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Hi vọng qua bài viết này mẹ sẽ có thêm các kiến thức về tình trạng dị ứng sữa và có biện pháp nhận biết, xử trí trong trường hợp bé bị dị ứng sữa. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

-------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tin tức khác
abc