Giải pháp để tắc tia sữa không còn là lỗi ám ảnh

Việc tắc tia sữa rất dễ gặp trong thời kỳ sau sinh, đặc biệt là thời gian từ 0-3 tháng. Khi bị tắc tia sữa sẽ gây nên tình trạng đau đớn, mệt mỏi ở người mẹ, thậm chí nếu không có giải pháp xử lý sớm, vấn đề sẽ hết sức nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề hơn. Một vấn đề nữa khi bị tắc tia và sau tắc tia là hiện tượng giảm sữa ở người mẹ, khiến mẹ không còn đủ sữa cho bé bú.

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về tình trạng tắc tia sữa cụ thể như thế nào nhé.

Nguyên nhân tắc tia sữa là gì?

Bé ngậm ti sai cách

Bé ngâm ti sai cách cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia. Khi bé ngậm ti sai cách, quá trình rút sữa từ ngực mẹ không hiệu quả. Những tuần đầu sau sinh, cơ thể mẹ chưa nhận biết được nhu cầu của con nên thường sẽ sản xuất dư thừa, nếu bé rút sữa không hiệu quả sẽ dễ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa của mẹ.

Vắt hút sữa không đúng cách

Đối với các mẹ chỉ vắt hút mà không cho bé ti trực tiếp, cũng dễ dẫn đến tình trạng tắc tia sữa nếu mẹ vắt hút không hiệu quả, đúng cách. Ở đây bao gồm cả kỹ thuật vắt hút và thời gian, nếu mẹ đang vắt hút đều mà bận một vài cữ không hút vắt cũng có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt

Tình trạng tắc tia sữa cũng có thể diễn ra nếu chế độ ăn của mẹ không cân bằng, chứa quá nhiều chất béo hoặc mẹ căng thẳng, lo lắng, stress nhiều.

Giải pháp xử lý tắc tia sữa

Nguyên  tắc: Chườm ấm – massage – làm trống tuyến sữa – nghỉ ngơi

  • Chúng ta dùng khăn sữa nóng chườm ấm vào vùng có cục tắc (3p), massage bằng tay 3p, sau đó làm trống tuyến sữa bằng cách cho bé bú tích cực và hút vắt sau khi cho bé bú xong.

Lưu ý: Đối với bé còn nhỏ <1 tháng, sau khi cho bé bú xong mẹ có thể vắt 10p với chế độ mạnh hơn thông thường mẹ hút vắt sữa để làm thông cục tắc.

  • Khi nhận biết mới có dấu hiệu bị tắc các mẹ nên tích cực làm thông tuyến sữa theo biện pháp trên, tốt nhất là 2 giờ lặp lại một lần.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ, và nghỉ ngơi đầy đủ.

Đối với những trường hợp bị nặng, tức là đã tắc tia sữa lâu ngày, mẹ cần đến các cơ sở y tế để siêu âm tuyến vú, để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách điều trị phù hợp, tránh tình trạng nặng hơn.

Một số biện pháp phòng tránh tắc tia sữa

- Luôn luôn cho tập cho bé bú đúng, ngậm ti đúng cách.

- Không cai sữa đột ngột cho bé.

- Với những cữ sữa bé không ti mẹ, thì mẹ nên dùng máy vắt sữa để vắt ra.

- Trường hợp mẹ chỉ hút vắt không cho bé ti, cần hút vắt đúng và đều đặn thường xuyên, không bỏ cữ.

- Mặc áo ngực vừa phải, không mặc quá chật.

- Xây dựng chế độ ăn khoa học, cân bằng dinh dưỡng, uống đủ nước.

- Thư giãn nghỉ ngơi để tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng lo lắng.

- Trong thời gian cho bé bú, nếu gặp một trong các dấu hiệu sau: tổn thương đầu ti, nhiễm trùng, nấm đầu ti, cần xử lý và điều trị ngay.

Nếu bạn đã thử các biện pháp mà vẫn không thông được tia sữa hoặc bị tái đi tái lại nhiều lần, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

D.S Vũ Thị Lan Hương đã có kinh nghiệm nhiều năm trong vấn đề tư vấn sữa mẹ và thông tắc tia sữa cho các mẹ. Cam kết hướng dẫn và giải quyết triệt để tình trạng tắc chỉ sau 1 buổi DUY NHẤT; đồng thời hướng dẫn mẹ kiến thức để phòng tránh tình trạng tắc tia tái lại. 

Chi tiết tham khảo dịch vụhttps://hulabpharma.com/nuoi-con-bang-sua-me/dich-vu-thong-tac-tia-sua-18

Tin tức khác
abc