Hâm nóng sữa mẹ đúng cách Hãy tránh 5 sai lầm sau để giữ được chất dinh dưỡng cho bé

Hâm nóng sữa mẹ là một công việc cũng như một thói quen thường của  mẹ hay vắt hút sữa. Tuy nhiên, để hâm sữa đúng và giữ nguyên được chất dinh dưỡng cũng như kháng thể trong sữa thì không phải mẹ nào cũng làm được. Sữa mẹ bao gồm nhiều hợp chất dễ phân hủy và ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Hãy tìm hiểu 5 sai lầm sau để hâm sữa 1 cách chuẩn chỉ nhất.

I. Hâm sữa để làm gì?

Tủ lạnh là một trong những dụng cụ cần thiết trong việc bảo quản sữa mẹ. Ngăn đông mẹ dùng để lưu trữ lâu dài và ngăn lạnh để sử dụng trong ngày. Tuy nhiên, khi mẹ đã để sữa vào tủ lạnh thì khi lấy ra để sử dụng lại mẹ luôn cần phải hâm nóng lại thì bé mới có thể sử dụng được.

Hâm nóng sữa mẹ để sữa có được nhiệt độ phù hợp nhất với cơ thể của bé, tránh các bệnh gặp phải khi bé uống phải sữa lạnh như: cảm lạnh, viêm họng, lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, 1 lý do nữa cho việc mẹ cần phải hâm nóng sữa đó là để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi bú sữa giống như cảm giác bé đang được bú mẹ trực tiếp.

 

II. Các sai lầm khi hâm sữa

Sữa mẹ chứa nhiều thành phần dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, vậy nên, mẹ thường mắc phải một số sai lầm khi hâm sữa. Hãy cùng tìm hiểu 5 sai lầm khi hâm sữa mà mẹ thường gặp dưới đây. 

a. Nhiệt độ quá cao

Sau khi rã đông, mẹ cho sữa vào nước có nhiệt độ quá cao để hâm sữa khiến một số vitamin, chất dinh dưỡng và kháng thể có thể bị tiêu diệt, bay hơi, phân hủy. Vậy nên nhiệt độ quá cao là một vấn đề thường hay mắc phải ở mẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bé.

Kể cả sữa công thức hay sữa mẹ, tình trạng này vẫn diễn ra vậy nên, mẹ chỉ nên dùng nước ở 40 độ C thôi nhé. 

b. Sử dụng nước đang sôi – Tiết kiệm thời gian

Mẹ lấy sữa ra khỏi tủ lạnh cho ngay vào nước vừa đun sôi hoặc đang sôi để tiết kiệm thời gian rã đông. Phương pháp này không chỉ ảnh hưởng làm giảm chất lượng sữa mẹ, giảm chất dinh dưỡng và miễn dịch, đồng thời có thể gây nên tình trạng đi ngoài ở trẻ.

Việc sử dụng nước vừa đun sôi có thể khiến một số chất độc thôi ra bởi dụng cụ đựng sữa mẹ, nên mẹ nên tránh hoàn toàn không thực hiện theo phương pháp này nhé.

c. Sử dụng máy hâm sữa quá lâu

Máy hâm sữa hiện tại khá phổ biến vì sự hữu ích và tiện lợi của nó. Mẹ không cần phải đun nước, pha nước đúng nhiệt độ ... mà chỉ cần để bình sữa vào máy là máy sẽ tự căn chỉnh tất cả cho mẹ. Tuy nhiên, để sữa quá lâu ở trong máy hâm sữa không phải là phương pháp tốt để bảo quản sữa. Điều này khiến các chất dinh dưỡng, miễn dịch có thể bị mất đi đáng kể ngoài ra còn tồn tại nguy cơ nhiễm khuẩn vì môi trường315-40 độ là nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng.

Nếu mẹ để sữa trong máy hâm sữa quá 1 giờ thì nên bỏ đi không cho bé dùng tiếp.

 

d. Dùng lại sữa mẹ đã hâm 1 lần

Sữa mẹ đã hâm nóng, mẹ chỉ nên cho bé dùng trong vòng 1 giờ. Việc mẹ giữ lại cho bé ti tiếp để tiết kiệm không những làm sữa giảm chất lượng mà còn ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.  

e. Sử dụng lò vi sóng.

Việc làm nóng sữa trong lò vi sóng sẽ sản sinh nhiều vi khuẩn E-coli (vi khuẩn gây tiêu chảy), ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, sữa mẹ chỉ nên làm nóng bằng máy hâm sữa chuyên dụng hoặc ngâm trong nước nóng cho sữa ấm lại. 

------------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

15 Lí do khiến mẹ bị giảm sản lượng sữa khi đang cho con bú - Hulab Pharma

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tin tức khác
abc