Lợi ích của sữa non, Liệu mẹ có nên tích trữ sữa non?

Sữa non là nguồn dinh dưỡng, miễn dịch tốt nhất, là giọt vàng cho bé trong những ngày đầu tiên sau sinh, có tác dụng rất lớn đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ. Vậy nên, nhiều mẹ đặt ra câu hỏi rằng có thể tích trữ sữa non cho bé không và liệu việc tích trữ này có ảnh hưởng gì đến chất lượng sữa cũng như sức khỏe của bé không? Hãy cùng tham khảo bài viết này để có thêm thông tin.

1. Sữa non tác động lên cơ thể trẻ sơ sinh như thế nào?

Sữa non là một loại thực phẩm đặc biệt, không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn cung cấp rất nhiều kháng thể, giúp hệ miễn dịch bé tăng vọt, chống chọi với những tác nhân gây bệnh ngoài môi trường không khí khi mà bé vừa được chuyển từ môi trường an toàn trong bụng mẹ ra. Nhất là các tác nhân gây bệnh thường gặp trong không khí như: viêm phổi , viêm phế quản…

Sữa non được xem là an toàn tuyệt đối với sức khỏe của bé, giúp hoàn thiện tốt hệ tiêu hóa, giúp trẻ nhuận trạng, dễ tống phân su ra ngoài

Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa non rất lớn, được coi là sự cô đặc sữa mẹ trong suốt quá trình mang thai, giúp bổ sung đầy đủ Kẽm, Canxi, Vitamin A, B6, B12, k để giúp trẻ phát triển toàn diện. Hệ thần kinh của bé cũng phát triển tốt hơn nhờ rất nhiều cholesterol có trong sữa non của mẹ.

  1. Có nên trữ sữa non từ khi mang bầu không?

Vì sữa non được sản xuất và tích trữ từ khi mẹ mang thai. Vậy nên, nhiều mẹ tự hỏi có nên vắt hút sữa non và trữ lại để dành cho bé sau khi ra đời được uống nhiều sữa non hay không.

Câu trả lời là không nên. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, việc vắt sữa non khi mang thai không chỉ không cần thiết mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể mẹ. Lượng sữa sản xuất trong quá trình mang thai là rất ít. Việc mẹ vắt ra rất mất thời gian, mất sức và gây đau, tổn thương cho bầu ngực mẹ.

- Khi mẹ vắt hút sữa, cơ thể sẽ hiểu và tăng sản xuất hormon oxytocin là hormon giúp co bóp các cơ ở tuyến sữa giúp xuống sữa nhanh hơn. Tuy nhiên, hormon này cũng là hormon gây co bóp cơ trơn tử cung, gây sinh non. Vì vậy, việc mẹ vắt hút sữa trong quá trình mang thai gia tăng nguy cơ gây sinh non cao.

- Dinh dưỡng: Quá trình mang thai, dinh dưỡng bổ sung lượng lớn để đủ cho thai nhi phát triển và bồi bổ cho mẹ giúp mẹ có đủ sức khỏe để vượt cạn. Nếu dinh dưỡng này phải chia một phần cho việc sản xuất nhiều sữa, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ.

- Sữa mẹ bảo quản tối đa 6 tháng, cần đảm bảo điều kiện vô trùng, vệ sinh và cấp đông, rã đông đúng cách. Tuy nhiên có một vài khác biệt đối với sữa non do thành phần dinh dưỡng và miễn dịch khác so với sữa mẹ thông thường. Việc cấp đông trữ lâu ngày có thể phá hủy các chất miễn dịch và một số chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Việc không đảm bảo vệ sinh khiến sữa bị hỏng sẽ ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe của bé, nhất là hệ tiêu hóa, miễn dịch của bé đang rất yếu ớt sau sinh. Hậu quả trầm trọng có thể gây ra các bệnh tiêu chảy hay viêm ruột hoại tử.

  1. Khi nào nên vắt sữa non cho bé? 

Vắt sữa non là một hành động hoàn toàn không được khuyến cáo. Vì vậy, chỉ dưới một số trường hợp đặc biệt, dưới sự chỉ định của bác sĩ thì bạn mới vắt hút sữa non.

Vắt sữa non thường được đề xuất đối với các mẹ mắc bệnh đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường thai kì. Trẻ được sinh bởi bà mẹ mắc phải các căn bệnh trên có khả năng bị hạ đường huyết khi ăn sữa công thức. Tuy nhiên, việc vắt hút sữa non trong trường hợp này đang gặp nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia về độ an toàn, hiệu quả và chất dinh dưỡng của sữa non được vắt trước khi sinh so với sữa sản xuất sau khi sinh.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bà bầu không có đầy đủ mô vú, mắc bệnh buồng trứng đa nang, bệnh đa xơ cứng bì, hay có tiền sử phẫu thuật vú; hoặc đối với trẻ được chẩn đoán mắc các bệnh như dị tật sứt môi chẻ vòm, dị tật tim mạch hoặc thần kinh trước khi sinh có nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng bú sữa; người mẹ có thể cân nhắc thực hiện vắt sữa non trước khi sinh và tích trữ cho trẻ bú. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phương pháp vắt sữa non trước khi sinh có cơ mẫu thấp hay chưa hoàn thiện, do vậy độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa xác định cụ thể rõ ràng.

Nếu quyết định vắt sữa non trước khi sinh, thai phụ cần ý thức rõ về khả năng sinh non, nhất là những trường hợp có tiền sử sinh non, người mẹ đang trong quá trình điều trị dọa sinh non, khâu eo tử cung, nhau tiền đạo, có sẵn vết mổ cũ, đa thai.

Việc vắt sữa trước khi sinh không được các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo. Tuy nhiên, mẹ nên tích cực chăm sóc, vệ sinh đầu ti tránh tình trạng tắc đầu ti, hỗ trợ hiệu quả việc rút sữa của bé ngay sau khi sinh.

Mẹ chỉ nên thực hiện vắt hút sữa non trước khi sinh dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

-----------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc