Mối liên quan giữa bệnh tưa miệng và cho con bú: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tưa miệng (lưỡi) là một bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Một vùng dễ bị tưa lưỡi là núm ti của mẹ, đây có thể là một vấn đề đáng lo ngại nếu mẹ đang cho con bú.

Liệu tưa miệng xuất hiện ở đầu ti có khiến mẹ không thể cho bé bú? Liệu em bé có bị lây nhiễm bệnh từ mẹ không?

  • 1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh tưa miệng?

Bệnh tưa miệng hay còn gọi là bệnh tưa lưỡi là một bệnh nhiễm trùng do nấm Candida, là một dạng nấm men gây ra. Nấm có thể định cư ở bất cứ đâu trên da, nhưng thường sẽ ảnh hưởng đến những vùng có xu hướng ấm và ẩm. Nó có thể xuất hiện từ trong miệng bé hay trên đầu ti của mẹ.

  • 2. Làm thế nào để nhận biết?

Nấm Candida thường được tìm thấy trong môi trường và ngay cả trên da của mẹ. Nó thường có trong đường tiêu hóa và âm đạo. Thông thường, quần thể Candida được kiểm tra bởi hệ thống miễn dịch và các vi sinh vật khác trong cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp, nấm có thể phát triển quá mức, gây nhiễm trùng tưa miệng. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng nấm phát triển quá mức trong cơ thể mẹ.

  • 3. Các yếu tố rủi ro khi đầu ti mẹ bị nhiễm nấm Candida là gì?

Các yếu tố và tình huống sau đây khiến mẹ dễ bị tưa đầu ti:

  • - Đầu ti bị nứt, bị hư hoặc bị thương có thể khiến nấm xâm nhập.
  • - Nhiễm trùng nấm âm đạo có thể làm tăng nguy cơ nấm phát triển quá mức ở các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm trùng nấm men ở vùng ẩm và ấm như đầu ti cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh.
  • - Các vấn đề sức khỏe như khả năng miễn dịch kém.
  • - Việc sử dụng một số loại thuốc có thể khiến mẹ dễ bị nhiễm nấm Candida.
  • - Chế độ ăn giàu đường và men bia nhưng ít vitamin và khoáng chất cũng có thể khiến người bệnh dễ bị nhiễm nấm Candida.

  • 4. Các triệu chứng của bệnh tưa đầu ti hay nhiễm nấm Candida ở đầu ti?

Đầu ti bị tưa hay nhiễm nấm có biểu hiện các triệu chứng sau:

  • - Đầu ti có thể trở nên hơi đỏ đến hồng sẫm. Mẹ có thể nhận thấy các mảng trắng nhỏ li ti, không liên tục hoặc liên tục trên đầu ti. Mặc dù có thể không có thay đổi về hình dạng của đầu ti hoặc quầng vú của mẹ, nhưng có thể có một số vảy hoặc da của quầng vú có thể nhẵn và bóng, đầu ti có thể bị nứt.
  • - Cảm giác thường là bỏng rát nhưng không phải tất cả các bà mẹ bị nhiễm nấm tại đầu ti đều gặp phải tình trạng này. Tình trạng bỏng rát này kéo dài trong suốt quá trình cho con bú và đôi khi tiếp tục sau khi kết thúc cho bú.
  • - Đầu ti có thể nhạy cảm khi chạm vào. Nếu mẹ nghi ngờ mình bị tưa đầu vú, hãy đến bác sĩ ngay lập tức vì nó có thể dễ dàng lây lan sang em bé và gây ra bệnh tưa miệng cho trẻ.
  • 5. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tưa miệng này khi nó xuất hiện trên đầu ti mẹ?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tưa ở đầu ti bằng các phương pháp sau:

  • - Kiểm tra bằng mắt thường: Hầu hết các bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán tình trạng này thông qua việc kiểm tra trực quan đầu ti và kiểm tra sự đổi màu hoặc viêm nhiễm.
  • - Phân tích bằng kính hiển vi: Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng cạo một ít da từ xung quanh đầu ti và kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có sự hiện diện của các tế bào nấm men hay không.
  • - Cấy nấm: Nếu các bước ban đầu không mang lại kết quả rõ ràng, thì các mẩu da sẽ được gửi đi để phân tích thêm về việc nuôi cấy nấm. Quá trình này nhằm mục đích phát triển các tế bào nấm được lấy từ da, trong điều kiện phòng thí nghiệm. Quy trình này có thể mất một vài ngày, nhưng có thể xác định chính xác nguyên nhân chính xác.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

  • 6. Có biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh nhiễm nấm ở đầu ti hay không?

Có. Dưới đây là những gì mẹ có thể làm tại nhà để kiểm soát nhiễm trùng nấm và ức chế sự phát triển thêm hoặc lây lan của nấm Candida.

  • - Giữ cho vùng da bị nhiễn nấm được khô ráo: Nấm phát triển mạnh trong môi trường ấm và ẩm. Giữ cho khu vực này khô ráo là rất quan trọng để làm chậm sự phát triển của nấm và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Làm khô đầu ti bằng cách cởi áo ngực trong vài phút mỗi ngày hoặc mặc áo ngực thoáng khí và thậm chí là không mặc áo ngực sẽ giúp thông khí đầy đủ cho vùng da bị ảnh hưởng và ngăn ngừa sự tích tụ hơi ẩm.
  • - Sử dụng một chiếc khăn lau riêng biệt cho vùng bị nhiễm nấm: Sử dụng cùng một chiếc khăn để lau cơ thể cũng như đầu ti hoặc vú bị nhiễm trùng có thể làm nhiễm trùng thêm do lây lan vi-rút sang các bộ phận khác của cơ thể. Biện pháp phòng ngừa này có thể đặc biệt hữu ích nếu mẹ bị tưa ở một đầu ti chứ không phải đầu ti kia. Dùng khăn riêng để lau vùng bị nhiễm sau khi tắm.
  • - Bôi dầu dừa lên vị trí bị nhiễm nấm: Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dầu dừa là một phương pháp điều trị tại nhà an toàn để điều trị nhiễm nấm Candida. Bôi một lượng nhỏ dầu dừa lên phần bị ảnh hưởng 2 lần một ngày. Dầu dừa chứa một số axit béo có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm và cuối cùng tiêu diệt vi khuẩn.

  • 7. Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm nấm trên đầu ti?

Mẹ có thể ngăn ngừa nhiễm nấm trên đầu ti bằng các phương pháp sau:

  • - Mặc áo ngực sạch sẽ hàng ngày: Tránh mặc áo lót bị bẩn hoặc đã sử dụng lâu. Mặc một chiếc áo sạch sẽ mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ bị tưa đầu vú.
  • - Sử dụng miếng lót cho con bú: Sử dụng miếng lót bằng loại vải và bong an toàn, thấm hút tốt và thay miếng lót thường xuyên.
  • - Giặt khăn lau trong nước nóng: Giặt khăn của mẹ và em bé trong nước nóng. Nó tiêu diệt nấm phát triển mạnh trên khăn ẩm. Ngoài ra, hãy sử dụng một chiếc khăn mới mỗi ngày.
  • - Ngăn ngừa tưa miệng cho bé: Đảm bảo bé không bị tưa miệng cũng là một cách ngăn ngừa tưa miệng cho bé. Trẻ sơ sinh bú mẹ bị nấm miệng có thể truyền bệnh cho mẹ. Mẹ có thể ngăn ngừa nấm miệng ở trẻ sơ sinh bằng cách vệ sinh sạch sẽ và khử trùng tất cả các đầu ti. Trong thời gian điều trị, đầu ti bình hay đồ gặm nướu của trẻ nên được đun sôi hàng ngày. Những vật này có thể là vật mang nấm. Nếu trẻ đã bị nấm miệng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị.
  • - Khử trùng các bộ phận của máy hút sữa: Đun sôi các bộ phận tiếp xúc với vú của mẹ trong 20 phút trước khi sử dụng để tránh vô tình nhiễm nấm.

Nấm Candida hiếm khi thành vấn đề và nhanh chóng khỏi trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu điều trị. Thoa kem hoặc một phương pháp tự nhiên như dầu dừa sau khi mẹ cho trẻ bú sữa mẹ, lau sạch phần còn lại của kem hoặc dầu trước khi mẹ cho trẻ bú lại.

  • 8. Mẹ có thể cho con bú khi bị tưa đầu ti không?

Có thể. Mẹ có thể cho con bú sữa mẹ bằng cách: Giúp bé đạt được một chốt bú sâu hay khớp ngậm bú đúng để bé bú mẹ hiệu quả và tránh bị tổn thương thêm cho đầu ti. Các loại thuốc mẹ nhận được để điều trị tưa miệng tương thích với việc cho con bú và sẽ không gây hại cho trẻ sơ sinh.

Rửa đầu ti bằng nước ấm, xà phòng chống nấm, sau đó lau khô trước khi cho bé bú. Nó có thể giảm thiểu nguy cơ truyền nấm vào miệng em bé. Đảm bảo rằng mẹ chỉ bôi bất kì loại thuốc mỡ hay kem bôi nào lên đầu ti sau khi mẹ đã cho con bú xong.

Bệnh tư miệng và cho con bú có ảnh hưởng trực tiếp tới nhau. Mẹ bị nhiễm nấm đầu ti hay tưa ở đầu ti có thể lây sang em bé và ngược lại khi em bé bú mẹ. Bằng các biện pháp điều trị kịp thời và sử dụng thuốc phù hợp với sự chỉ dẫn từ bác sĩ, bệnh hoàn toàn có thể chấm dứt và phòng ngừa bệnh tại nhà cũng là những cách rất đơn giản và phổ biến.

----------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797



Tin tức khác
abc