Một số phương pháp ăn dặm cho bé yêu

1. Phương pháp truyền thống:

  • Thức ăn xay nhuyễn, nấu hoặc trộn chung với nhau.
  • Thường cho bé ăn quá nhiều chất đạm, béo trong giai đoạn đầu tập ăn (như nước xương ninh, thịt cua, cá ngay từ khi bé tập ăn giai đoạn đầu).
  • Không phân biệt những loại thức ăn và độ thô chế biến thức ăn cho từng giai đoạn.
  • Trẻ thường bị cho ăn với lượng lớn (1 bát hoặc 1 đĩa bột),
  • Khi ăn bế bé ép ăn hoặc đi rong.

Ưu điểm:

  • Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ những ngày đầu tập ăn, bé có thể tăng cân tốt khi mới tập ăn.
  • Và đặc biệt gần như dễ được sự chấp nhận và ủng hộ của gia đình (nhất là các bà).

Nhược điểm:

  • Quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé.
  • Bé không có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Không chủ động và tạo thú vui trong ăn uống, khi bị ép ăn nhiều bé sau đó 1 thời gian sợ ăn dẫn đến biếng ăn.
  • Bé ăn với số lượng nhiều và quá nhiều chất đạm sẽ không hấp thụ hết và dễ bị đi ngoài hoặc táo bón.
  • Bé không được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau.
  • Thói quen ăn uống không tốt: vừa ăn vừa rong, vừa ăn vừa chơi, xem tivi….

2. Ăn dặm kiểu Nhật:

  • Độ thô của thức ăn được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
  • Khuyến khích không trộn chung nhiều loại thức ăn.
  • Ăn với số lượng vừa phải
  • Khi ăn đặt bé ngồi ghế nhưng mẹ vẫn phải bón cho bé ít nhất đến 12 tháng trở đi.

Ưu điểm:

  • Bé có thời gian làm quen với từng vị thức ăn cũng từ đó bố mẹ không phát hiện bé có thể bị dị ứng với loại thức ăn nào.
  • Bé được tập ăn thô để tạo phản xạ nhai và nuốt cho bé ở các giai đoạn khác nhau.
  • Khẩu phần và loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của bé.
  • Mẹ có thể chế biến thức ăn và trữ đông mà vẫn đảm bảo được mùi vị và chất lượng thức ăn, giúp mẹ nhàn hơn và chủ động hơn trong ăn uống
  • Các món ăn của con đa dạng, đầy đủ nhóm chất, được thay đổi thường xuyên ở các giai đoạn khác nhau.

Nhược điểm:

  • Con ăn số lượng không nhiều như ăn truyền thống cũng có thể không tăng cân mạnh như phương pháp truyền thống ở giai đoạn đầu.
  • Không phải gia đình nào cũng ủng hộ các mẹ chăm con theo phương pháp này.

3. BLW (Ăn dặm bé chỉ huy - Baby led weaning)

Đây là phương pháp được các mẹ Tây rất thích vì bé tự lập và tự quyết trong việc ăn uống, bé thích ăn gì, thích ăn bao nhiêu là do bé quyết định.

- Thức ăn được cắt, thái vừa miếng cho trẻ có thể tự cầm hoặc tự đút vào miệng với số lượng tùy bé, đưa 1 vài thứ cho bé chọn thích ăn cái gì thì ăn.

- Bé tự ngồi ăn, tự điều chỉnh, cầm đưa đồ ăn vào miệng nên tính tự lập trong ăn uống rất cao.

Ưu điểm:

  • Bé có phản xạ nhai và nuốt cực tốt.
  • Bé thích thú với việc ăn uống
  • Mẹ nhàn không cần chế biến quá cầu kì vì thực đơn của con cũng gần giống như của gia đình.
  • Tạo tiền đề tốt cho bé tự lập trong ăn uống giai đoạn sau này.

Nhược điểm:

  • Không quá chú trọng đến chất và lượng thức ăn được đưa vào cơ thể bé, và bé có thể không tăng cân tốt như các phương pháp khác.
  • Trong quá trình ăn dặm mẹ phải cực kì vững tin để có thể áp dụng theo phương pháp này vì: bé dễ bị hóc nên những lúc ấy phải thật bình tĩnh xử lý. Nhiều khi bé vào giai đoạn biếng ăn sinh lý mẹ cũng ko được sốt ruột

4. Ăn dặm với túi nhai và bình bóp

Hiện nay nhiều bà mẹ hiện đại chọn phương pháp cho con ăn dặm bằng túi nhai silicon hoặc bình bóp chống hóc. Họ cho các thức ăn dạng thô như trái cây, rau củ, thịt, cá làm mềm vào trong túi chứa (ti nhai) silicon có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa cho bé tự cầm nhai. Còn bình bóp dùng cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.

Ưu điểm:

  • Thực phẩm nằm trong túi nhai không bị rơi vãi.
  • Túi mềm dẻo không làm đau lưỡi và nướu, đồng thời kích thích bé nhai nhiều hơn mà không lo bị hóc.
  •  Mẹ biết chính xác lượng thực phẩm mà bé đã ăn và không phải tốn nhiều thời gian dọn dẹp thức ăn bị vương vãi. 
  • Trẻ ở giai đoạn mọc răng luôn cảm thấy khó chịu, mẹ có thể tận dụng túi nhai như một công cụ làm dịu nướu bằng cách cho các loại trái cây đông lạnh như dâu, xoài hay bơ vào và đưa cho bé gặm. Cách này giúp xoa dịu nướu và giảm đau rất hiệu quả.

Nhược điểm:

  • Khi dùng túi nhai, trẻ không trực tiếp cầm vào thức ăn nên không cảm nhận được sự cứng mềm, nóng lạnh, ướt hay khô của thực phẩm. Ví dụ như để cầm được hạt đậu Hà Lan thì bé cần dùng các ngón tay một cách khéo léo hơn. Khi nhai với túi nhai, lưỡi bé sẽ chỉ cảm nhận bề mặt ti silicone là chính, mặc dù bé có thể ngửi được mùi và nếm được vị của món ăn, nhưng lưỡi không cảm nhận trực tiếp độ cứng, mềm, dai và những góc cạnh khác nhau của từng loại thực phẩm. 
  • Đối với những món ăn dai và cứng hơn, chẳng hạn thịt đã nấu chín, đọt rau muống, bông cải, bé khó có thể nhai nhuyễn hết, nhiều phần xác thức ăn sẽ đọng lại bên trong túi nhai. Vì thế nên nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng bị bỏ sót trong túi mà không hấp thu hết được.

Lời khuyên dành cho các mẹ khi lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé.

Các mẹ đã hiểu và biết về những ưu nhược điểm của các phương pháp ăn dặm rồi, giờ thì chọn phương pháp nào cho trẻ đang là vấn đề mà các mẹ lo lắng. Thực tế, mỗi trẻ sẽ có những sở thích khác nhau, mẹ cũng có thể phối hợp nhiều phương pháp ăn dặm, hay có thể sử dụng các phương pháp ăn dặm ở những giai đoạn khác nhau. Điều quan trọng khi lựa chọn phương pháp ăn dặm cho trẻ, mẹ hãy lựa chọn phương pháp nào mà bé hứng thú, cũng như khiến mẹ cảm thấy thoải mái, và hãy khắc phục những nhược điểm của phương pháp đó bằng những phương pháp khác.

Tin tức khác
abc