Ngực lép có đủ sữa cho bé bú không?

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc đảm bảo lượng sữa dồi dào cho bé bú là ao ước của nhiều mẹ. Tuy nhiên có nhiều mẹ tự ti rằng ngực mình nhỏ, ngực lép thì không đủ sữa cho bé bú. Liệu suy nghĩ này có đúng không? Và phải làm thế nào để có nhiều sữa cho bé bú. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

1. Ngực to hay nhỏ không quyết định lượng sữa.

Khoa học đã chứng minh rằng kích thước ngực mẹ không ảnh hưởng đến lượng sữa mà mẹ có thể sản xuất trong quá trình cho con bú.

Kích thước ngực mẹ phụ thuộc và kích cỡ, số lượng mô mỡ và cơ ở phần ngực mẹ. Còn việc sản xuất sữa mẹ phụ thuộc và số lượng và chất lượng các tế bào tiết sữa của mẹ. Thông thường, con số này là gần bằng nhau ở tất cả các mẹ. Vậy nên, không có ai ít sữa do cơ địa cả, kể cả các mẹ ngực nhỏ.

Quá trình mang thai và sinh con, dưới sự thay đổi nồng độ các hormon trong cơ thể, tuyến vú, các tế bào tiết sữa sẽ phát triển, tăng kích thước khiến ngực mẹ to và căng lên. Nếu các tế bào sữa này hoạt động tốt thì ngực mẹ cũng to lên một cách đáng kể.

Việc kích thích cho các tế bào tạo sữa phát triển đầy đủ là một các hiệu quả để cải thiện lượng sữa ở bất kì mẹ nào. Nếu nhu cầu của bé giảm (bé không bú và mẹ không vắt) các tế bào này có thể chuyển sang chế độ ngủ. Khi các tế bào này ngủ hoàn toàn thì việc kích thích để cải thiện sữa mẹ là rất khó. Vậy nên nếu mẹ đang gặp tình trạng không đủ sữa cho bé thì nên tiến hành cải thiện ngay cho bé.

Một yếu tố khác quyết định lượng sữa của mẹ đó là việc cho bé bú mẹ trực tiếp. Khi đó, cơ thể mẹ sẽ tự nhận biết nhu cầu của bé và sản xuất lượng sữa phù hợp với nhu cầu của bé.

Các thuốc dạng hormon là một yếu tố dễ gây giảm lượng sữa mẹ nhất. Thường gặp nhất là thuốc tránh thai. Mẹ nên có biện pháp an toàn khác để tránh thai, tránh ảnh hưởng đến lượng sữa của em bé.  

Như vậy, bất cứ người mẹ nào, dù ngực to hay ngực nhỏ đều có thể đảm bảo đủ sữa cho con bú. Ngực nhỏ, ngực không căng không phải là ít sữa. Chỉ có một số trường hợp mô tuyến vú không phát triển, người mẹ phải xạ trị hoặc phẫu thuật vú thì có thể bị ít sữa hoặc hoàn toàn không thể tiết sữa.

2. Ngực không căng là dấu hiệu của ít sữa?

Thông thường vào những ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ thấy ngực rất căng và cảm giác rất nhiều sữa. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 2 tuần. Sau đó mẹ không thấy ngực căng nữa. Vậy, ngực không căng có phải là dấu hiệu của ít sữa không?

Câu trả lời là không. Theo thời gian, tuyến vú của mẹ đã phát triển đầy đủ, bầu ngực mẹ cũng đã thích nghi với sự phát triển của các mô tuyến vú. Vậy nên mẹ sẽ không còn thấy cảm giác căng (thực chất là do ngực phát triển nhanh khiến da bị căng lên) nhưng lượng sữa vẫn đảm bảo cho bé.

Đây không phải là một dấu hiệu của việc ít sữa. Tuy nhiên, để đảm bảo sữa vẫn đủ cho bé, mẹ cần kiểm tra các dấu hiệu của bé thể hiện rằng bé không bị đói:

Dấu hiệu sớm:

Liếm môi

Có hành động như cá đớp mồi

Mút môi, mút lưỡi, mút ngón tay, mút đồ chơi, hoặc mút quần áo…

Vùi đầu vào ngực mẹ, hoặc liếm cánh tay mẹ khi mẹ đang bế

Bé cố gắng vào tư thế bú: nằm ngã ngửa ra lòng mẹ, kéo áo mẹ…

Bé đập tay vào ngực mẹ liên tục

Dấu hiệu trễ:

Khóc

3. Phương pháp để cải thiện sữa mẹ

Đôi khi, việc tạo ra nhiều sữa mẹ – cách làm tăng tiết sữa mẹ chỉ là vấn đề cải thiện tư thế cho con bú hoặc cho bú ở cả hai vú cho mỗi lần bú thay vì một lần. Hãy thử các biện pháp sau đây, có thể nó sẽ có hiệu quả với trường hợp của bạn:

Chỉnh khớp ngậm bú đúng và tư thế cho con bú: Với việc làm này, em bé có thể kích thích vú đúng cách để giải phóng sữa, và càng nhiều sữa được tiết ra, sẽ càng làm nhiều hơn để thay thế nó. 

Cho trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên: Làm trống vú thường xuyên là một chìa khóa khác để kích sữa và làm tăng tiết sữa mẹ. Việc khuyến khích bé cho bé ăn thường xuyên khi chúng cần sẽ giúp cung cấp sữa mẹ dồi dào hơn. Càng cho con bú càng gần nhau, hàm lượng chất béo của sữa mẹ càng cao và vú của bạn sẽ càng tạo ra nhiều sữa.

Theo dõi việc trẻ nuốt sữa và tự kết thúc cữ bú: Để em bé là người kết thúc cữ bú, đảm bảo bé đã có đủ sữa và đủ no. 

Sử dụng máy hút sữa hoặc vắt sữa bằng tay: Nếu em bé ngủ sau khi nuốt chưa đầy 10 phút hoặc khi em bé ngừng chủ động bú và nuốt khi sữa vẫn còn căng đầy, việc vắt sữa có thể làm tăng lưu lượng sữa khi em bé bú trở lại và do đó kích thích thêm nguồn sữa, đặc biệt còn tránh được tình trạng căng sữa, tắc tia sữa.

Cho con bú ở cả hai vú cho mỗi lần cho ăn: Để em bé hoàn thành mỗi bên vú theo tốc độ của riêng mình và cung cấp cả hai vú ở mỗi lần bú là một cách làm tăng tiết sữa mẹ. Sau khi trẻ sơ sinh đã hoàn thành vú đầu tiên với việc làm trống tuyến sữa, hãy cung cấp vú thứ hai.

Sử dụng các sản phẩm lợi sữa: Việc kích thích các tế bào tạo sữa hoạt động hiệu quả là một bước quan trọng trong việc cải thiện sữa mẹ. Bộ sản phẩm lợi sữa MOMMY giúp cải thiện hoạt động của nang sữa và tuyến sữa(các tế bào tạo sữa), giúp tăng sản xuất sữa và giúp sữa đặc mát. Đã được Bộ Y tế chứng nhận.

Hy vọng với chia sẻ trên đây, chị em đã giải đáp được thắc mắc của mình. Thậm chí nhiều trường hợp ngực mẹ trước khi sinh con rất nhỏ. Khi nuôi con sữa lại vô cùng dồi dào, con bú không hết. Vì vậy các mẹ hãy hoàn toàn yên tâm nhé!

--------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc