Rung lắc trẻ và nguy hiểm tiềm tàng

Trên thế giới đã có nhiều cảnh báo nghiêm trọng về hành động rung lắc trẻ sơ sinh. Hành động này dẫn đến hội chứng rung lắc ở trẻ có thể gây nên nhiều tổn thương nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé đồng thời cũng để lại nỗi ân hận cho các bậc phụ huynh của bé. Hãy lưu ý thật nhẹ nhàng và cẩn thận khi chăm sóc bé, nhất là các bé sơ sinh.  

1. Hội chứng rung lắc là gì?

Bộ não của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng manh và dễ bị tổn thương do các cơ chế bảo vệ chưa hoàn thiện, bộ não chưa được cố định. Khi bị tác động mạnh từ môi trường, bộ não dễ bị tổn thương gây ra hậu quả nghiêm trọng thậm chí dẫn đến tử vong. Hội chứng này còn có thể để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển trí nào của bé trong tương lai.

Hội chứng rung lắc còn được gọi với tên khác là hội chứng chấn thương đầu do ngược đãi. Nó phá hủy các tế bào não hoặc cản trở lưu thông oxy vào các tế bào này khiến nó bị tổn thương không thể hồi phục.

Tùy thuộc vào tình trạng tổn thương, độ tuổi của bé và mức độ phát triển của các cơ quan bảo vệ bộ não mà mức độ ảnh hưởng đến bé cũng khác nhau. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp xuất huyết não, tăng áp lực nội sọ thứ phát sau phù não hoặc xé rách mô não gây tử vong do rung lắc quá mạnh.

Các di chứng thần kinh do hội chứng rung lắc có thể gặp như bại não, liệt, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực, mù, điếc, động kinh, co giật,. ..

Ngay cả tổn thương nhẹ cũng có thể làm trẻ chậm phát triển tinh thần, giảm khả năng học tập, không nói năng được lưu loát, trong đó có một số tổn thương chỉ phát hiện khi trẻ đã lớn, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, lâu dài.

Đây là một hội chứng rất nguy hiểm nhưng mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa được. 

2. Triệu chứng của hội chứng rung lắc

Thông thường, các dấu hiệu của triệu chứng rung lắc có thể xuất hiện ngay khi rung lắc bé hoặc xuất hiện sau vài giờ. Các triệu chứng đa dạng và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác trừ khi tổn thương quá nặng nề nên mẹ cần theo dõi bé sát sao để có thể kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh.

  • Rối loạn tri giác ở nhiều mức độ
  • Lừ đừ kèm theo vật vã, kích thích
  • Hôn mê
  • Co giật
  • Đồng tử giãn và không đáp ứng với ánh sáng
  • Chán ăn
  • Nôn
  • Nằm ở tư thế đầu ngửa ra sau và lưng cong hình vòng cung
  • Thở bất thường và không đều
  • Nhịp thở chậm và nông bất thường
  • Ngưng tim
  • Tử vong

Các triệu chứng để xác định hội chứng rung lắc:

  • Vết rách da, đụng dập, chấn thương
  • Thóp phồng, tổn thương ngực, bụng, bầm tím mặt, da đầu, cánh tay, bụng hoặc lưng
  • Huyết áp thấp bất thường, phù nề phần mềm chỉ điểm cho vỡ xương sọ
  • Xuất huyết võng mạc, xuất huyết não kín 

3. Phương pháp phòng ngừa

Hội chứng rung lắc đa phần là do tác động từ bên ngoài. Vậy nên cách tốt nhất để phòng ngừa hội chứng này là loại bỏ các tác động mạnh từ bên ngoài. Vậy nên cha mẹ hãy luôn nhẹ nhàng khi chăm sóc bé. Tránh vui đùa quá mức hay tức giận với bé.

Trong quá trình chăm sóc bé có thể bố mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề thất vọng do bé không nge lời, quấy khóc hoặc không đáp ứng được mong muốn của bố mẹ.

  • Bố mẹ và người thân cần tránh những động tác xoay chuyển đầu trẻ một cách đột ngột như: rung lắc nôi đối với trẻ nhỏ;
  • Không bao giờ bế thốc ngược; không xốc vác trẻ gấp gáp; không tung hứng trẻ khi nô đùa với con; không tát, đánh vào tai, vào đầu, vào mặt trẻ.
  • Phụ huynh nên hít thở thật sâu và đếm đến 10 để kiểm soát cảm xúc lúc căng thẳng.
  • Nhờ sự trợ giúp tâm lý từ người thân.
  • Khi trẻ khóc, nên tìm nguyên nhân, xem trẻ có bị đói, bị sốt, côn trùng cắn hoặc bệnh lý khác hay không?
  • Không nên để người tức giận bế ẵm trẻ.
  • Luôn kiểm tra kĩ lưỡng sự an toàn trước khi đưa trẻ cho người khác chăm sóc hoặc ở nhà trẻ.
  • Phải luôn đối xử với trẻ một cách nhẹ nhàng.

Ngoài ra, hãy luôn để mắt đến bé, tránh để người không tin tưởng tiếp cận bé. Luôn nhắc nhở mọi người không được rung lắc, vui đùa quá mức với bé.

4. Biện pháp xử lý khi xuất hiện hội chứng rung lắc:

Hãy đưa bé đến cơ sở y tế để xử lý tình trạng này. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị khác mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở, khó thở, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu tạm thời trước hoặc trên đường đưa bé đến bệnh viện.

Hiện nay chưa có thuốc “điều trị” triệu chứng rung lắc ở trẻ. Một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để xử lý các tình trạng tổn thương não bộ: chảy máu não, vỡ mạch máu não… 

Hậu quả của hội chứng rung lắc là rất nặng nề. Mẹ hãy nhớ: phòng bệnh hơn chữa bệnh.

------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tin tức khác
abc