Các thông tin cần biết về bệnh tiểu đường thai kì

Tiểu đường thai kì là bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên và trong quá trình mang thai của người mẹ. Giống như các loại bệnh tiểu đường khác, bệnh tiểu đường thai kì ảnh hưởng đến cách tế bào của bạn dang sử dụng đường (glucose). Tiểu đường thai kì gây ra lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi.

Mặc dù có bất kì biến chứng thai kì nào đang xảy ra đi chăng nữa, nhưng có một tin tốt là các bà mẹ tương lai có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kì bằng cách ăn các thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và nếu cần có thể dùng thuốc (theo hướng dẫn của bác sĩ). Kiểm soát lượng đường trong máu có thể giữ cho bạn và thai nhi khỏe mạnh và ngăn ngừa một ca sinh khó hay nhiều biến chứng đáng tiếc khác.

Ở phụ nữ bị tiểu đường thai kì, lượng đường trong máu thường trở lại bình thường ngay sau khi sinh. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường thai kì, bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Bạn sẽ cần được kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu thường xuyên hơn.

1. Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kì là như thế nào?

Đối với hầu hết các bà mẹ mang thai, bệnh tiểu đường thai kì thường không gây ra các dấu hiệu hay triệu chứng nào đáng chú ý. Tuy nhiên, khát nước và đi tiểu thường xuyên hơn, miệng khô, mệt mỏi có thể là những triệu chứng sẽ xảy ra.

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chỉ được phát hiện và chẩn đoán dựa trên xét nghiệm máu, tầm soát bệnh tiểu đường thai kì.

2. Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kì?

Bất kì phụ nữ nào cũng có thể phát triển bệnh tiểu đường thai kì trong khi mang thai, nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao hơn nếu:

Bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) là trên 30

Trước đây bạn đã sinh một em bé nặng 4,5kg trở lên khi sinh

Bạn bị tiểu đường thai kì trong lần mang thai trước

Một trong số bố mẹ hoặc anh chị em của bạn mắc bệnh tiểu đường

Nếu bất kì điều nào trong số này áp dụng cho bạn, bạn nên được khám sàng lọc bệnh tiểu đường thai kì trong thai kì của mình.

3. Bệnh tiểu đường thai kì có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai như thế nào?

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có một thai kì bình thường và những đứa con khỏe mạnh. Tuy nhiên, tiểu đường thai kì có thể gây ra các vấn đề như sau:

  • - Thai nhi phát triển lớn hơn bình thường, điều này có thể dẫn đến khó khăn trong quá trình sinh nở và làm tăng khả năng sinh mổ.
  • - Đa ối - quá nhiều nước ối (chất lỏng bao quanh em bé) trong bụng mẹ, có thể gây chuyển dạ sớm hoặc các vấn đề khi sinh
  • - Sinh non  -  sinh trước tuần thứ 37 của thai kì
  • - Tiền sản giật - một tình trạng gây ra huyết áp cao trong thai kì và có thể dẫn đến các biến chứng thai kì nếu không được điều trị
  • - Trẻ sơ sinh kiểm soát lượng đường trong máu kém hoặc vàng da và mắt sau khi sinh, có thể phải điều trị tại bệnh viện
  • - Lưu thai

Mắc bệnh tiểu đường thai kì cũng có nghĩa là bạn có nhiều nguy cơ  mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

4. Ảnh hưởng lâu dài của bệnh tiểu đường thai kì

Bệnh tiểu đường thai kì thường sẽ biến mất sau khi sinh. Nhưng những phụ nữ từng mắc bệnh này có nhiều khả năng phát triển:

  • - Tiểu đường thai kì một lần nữa trong những lần mang thai trong tương lai
  • - Bệnh tiểu đường loại 2  - một loại bệnh tiểu đường suốt đời

Bạn nên xét nghiệm máu để kiểm tra bệnh tiểu đường từ 6 đến 13 tuần sau khi sinh và mỗi năm một lần nếu kết quả bình thường.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn xuất hiện các triệu chứng của lượng đường trong máu cao, chẳng hạn như tăng cảm giác khát nước, đi tiểu thường xuyên hơn bình thường và khô miệng.

Bạn nên làm các xét nghiệm ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe, vì nhiều người bị bệnh tiểu đường không có bất kì triệu chứng nào.

Bạn cũng sẽ được tư vấn về những điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chẳng hạn như duy trì cân nặng hợp lí, ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng con của những bà mẹ bị tiểu đường thai kì có thể dễ bị tiểu đường hoặc béo phì hơn sau này.

5. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kì

Nếu bạn bị tiểu đường thai kì, khả năng gặp vấn đề với thai kì của bạn có thể giảm bớt bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu.

Bạn sẽ được cung cấp một bộ dụng cụ kiểm tra lượng đường trong máu để có thể theo dõi hiệu quả của việc điều trị.

Lượng đường trong máu có thể giảm bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục. Tuy nhiên, nếu những thay đổi này không làm giảm đủ lượng đường trong máu của bạn, bạn cũng sẽ cần phải dùng thuốc. Đây có thể là thuốc viên hoặc thuốc tiêm insulin.

Bạn cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn trong quá trình mang thai và sinh nở để kiểm tra xem có vấn đề gì tiềm ẩn hay không.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kì, tốt nhất nên sinh trước 41 tuần. Có thể khuyến khích chuyển dạ hoặc sinh mổ nếu thời điểm này chuyển dạ không bắt đầu tự nhiên.

Sinh con sớm hơn có thể được khuyến nghị nếu có lo ngại về sức khỏe của bạn và con hoặc nếu lượng đường trong máu của bạn chưa được kiểm soát tốt.

6. Phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kì ra sao?

Không có gì đảm bảo khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kì - nhưng bạn càng có nhiều thói quen lành mạnh trước khi mang thai thì càng tốt. Nếu bạn đã từng bị tiểu đường thai kì, những lựa chọn lành mạnh này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này lần nữa trong những lần mang thai sau này hoặc phát triển bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.

Ăn đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Cố gắng đa dạng để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình mà không ảnh hưởng đến hương vị hoặc dinh dưỡng. 

Duy trì vận động cơ thể tích cực. Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ bạn khỏi phát triển bệnh tiểu đường thai kì. Mục tiêu 30 phút hoạt động vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần.

Bắt đầu mang thai với trọng lượng khỏe mạnh. Nếu bạn dự định mang thai, giảm cân trước có thể giúp bạn có một thai kì khỏe mạnh hơn. Tập trung vào việc thực hiện những thay đổi lâu dài đối với thói quen ăn uống có thể giúp bạn vượt qua thai kì, chẳng hạn như ăn nhiều rau và trái cây.

Đừng tăng cân nhiều hơn mức khuyến nghị. Tăng cân trong thời kì mang thai là bình thường và khỏe mạnh. Nhưng tăng cân quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kì.

7. Tầm soát bệnh tiểu đường thai kì

Nếu bạn có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường thai kì, bạn nên được làm xét nghiệm sàng lọc.

Xét nghiệm sàng lọc được gọi là xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng (OGTT), diễn ra trong khoảng 2 giờ.

Nó bao gồm việc  xét nghiệm máu vào buổi sáng, khi bạn không ăn hoặc uống gì trong 8 đến 10 giờ (mặc dù bạn thường có thể uống nước, nhưng hãy đến bệnh viện kiểm tra nếu bạn không chắc chắn). Sau đó, bạn được cho một thức uống có đường.

Sau khi nghỉ ngơi trong 2 giờ, một mẫu máu khác sẽ được lấy để xem cơ thể bạn xử lí glucose như thế nào.

OGTT được thực hiện khi bạn mang thai từ 24 đến 28 tuần. Nếu bạn đã bị tiểu đường thai kì trước đó, bạn sẽ được cung cấp OGTT sớm hơn trong thai kì, ngay sau cuộc hẹn đặt lịch khám, sau đó OGTT khác vào tuần thứ 24 đến 28 nếu xét nghiệm đầu tiên bình thường.

Tiểu đường thai kì không phải là căn bệnh xa lạ gì với các bà bầu, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì, thường xuyên rối loạn nội tiết, hay trong gia đình có tiền sử bệnh này. Tuy nhiên, bằng những chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì vận động cơ thể, giữ mức cân nặng hợp lí,… là các để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

-------------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Bệnh suy giáp: Tổng quan, nguyên nhân và triệu chứng cần biết

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc