Nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp

Huyết áp thấp là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ 20-40 tuổi có cơ thể suy nhược. Nguyên nhân gây nên tình trạng này không những do bệnh lý mà còn có thể do các thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Tình trạng này xuất hiện hi bạn mắc các bệnh liên quan đến vận chuyển máu trong cơ thể. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Hãy cùng tìm hiểu 10 nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp để có phương pháp và lộ trình điều trị phù hợp nhất.

1. Mất nước quá nhiều gây hạ huyết áp 

Nôn mửa kéo dài, tiêu chảy, say nắng, ra quá nhiều mồ hôi do tập thể dục quá sức gây nên tình trạng mất nước. Nếu không cung cấp kịp thời, bạn sẽ dễ bị kiệt sức và mệt mỏi.

Tình trạng mất nước là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp ở những người bị buồn nôn kéo dài, nôn mửa, tiêu chảy hoặc tập thể dục quá mức. Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước, bạn sẽ dễ dàng bị kiệt sức và mệt mỏi.

Tình trạng mất nước kéo dài còn kéo theo nhiều nguy cơ như: sốc, suy thận, nhiễm toan máu, hôn mê và nghiêm trọng hơn là tử vong.

2. Hạ huyết áp do thiếu máu

Các chấn thương, bệnh trạng gây chảy máu cấp tính nặng dẫn đến cơ thể bị thiếu máu, hạ huyết áp. Các bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày, đại tràng, rong kinh cũng là nguyên nhân chảy máu dẫn đến mất máu và gây nên tình trạng huyết áp thấp.

Phình động mạch chủ vỡ cũng là nguyên nhân nghiêm trọng gây nên tình trạng chảy máu cấp tình, dễ gây sốc, tử vong vì thiếu máu.

3. Viêm nhiễm gây nên hạ huyết áp.

Việc viêm nhiễm các cơ quan trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh huyết áp thấp. Ví dụ, việm tụy cấp, các chất lưu trong máu đi vào các mô bị viêm rồi rút máu theo gây nên tình trạng hạ huyết áp.

4. Rối loạn nội tiết tố

Trong cơ thể luôn có các hormon giúp kiểm soát nhịp tim, huyết áp. Cụ thể là hormon tuyến giáp. Việc rối loạn điều tiết các hormon này gây nên tình trạng rối loạn huyết áp và huyết áp thấp.

Hormon tuyến thượng thận giúp điều chỉnh các phản ứng căng thẳng cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp cao/thấp. 

5. Nhiễm trùng huyết – Nhiễm khuẩn máu

Nhiễm trùng máu khiến vi khuẩn/nấm thông qua mạch máu lan tỏa khắp cơ thể. Đây là bệnh nhiễm trùng nặng và dễ gây tử vong. Huyết áp thấp là một trong những triệu chứng mà nhiễm trùng huyết gây ra. 

6. Bệnh addison

Cortisol có chức năng điều hòa huyết áp được sinh ra bởi tuyến thượng thận. Việc tuyến thượng thận bị tổn thương/phá hủy (bệnh addison) khiến cortisol bị rối loạn/mất hẳn, gây rối loạn huyết áp và các triệu chứng khác: giảm cân, mệt mỏi, sạm da...

7. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có thể tác động trực tiếp lên huyết áp hoặc tác dụng gián tiếp qua các cơ ché khác nhau:

  • Thuốc chẹn kênh alpha, beta
  • Thuốc chẹn betavà thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc trị bệnh Parkinson
  • Sildenafil (Viagra) kết hợp với nitroglycerine

Thuốc giãn mạch có thể làm hạ huyết áp. Nếu tình trạng xảy ra đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, gây chóng mặt, ngất xỉu

8. Đứng dậy đột ngột

Khi bạn đứng dậy đột ngột, trọng lực khiến máu dồn xuống dưới theo các tĩnh mạch. Máu sẽ ứ đọng ở chân và các bộ phận bên dưới cơ thể và khó quay lại tim để tuần hoàn nên ảnh hưởng đến huyết áp.

Đứng quá lâu cũng dẫn đến tình trạng huyết áp thấp, gây chóng mặt, buồn ngon và ngất xỉu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do khi bạn đứng quá lâu tĩnh mạch dãn ra, tim đập chậm lại nên giảm lưu thông máu.

9. Quá sức

Mệt mỏi, căng thẳng, strss trong thời gian dài là nguyên nhân gây nên tình trạng cơ thể suy nhược và huyết áp thấp.

Hãy sắp xếp và lựa chọn cho mình lối sống lành mạnh, khoa học. Kiểm soát stress sẽ giúp bạn dành nhiều thời gian để chăm sóc bản thân hơn.

10. Hạ huyết áp sau ăn.

Đối với các đối tượng bệnh nhân người cao tuổi, có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường hay parkinson, có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt do hạ huyết áp. Để phòng ngừa tình trạng này, bệnh nhân nên giảm lượng đường trong bữa ăn và chia nhỏ bữa ăn.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kì câu hỏi gì về huyết áp cũng như sức khỏe của bản thân. Mỗi bệnh nhân là một trường hợp khác nhau vì vậy không thể áp dụng cùng một phương pháp cho mọi bệnh nhân. Hãy trao đổi cùng bác sĩ hoặc chuyên gia để chẩn đoán đúng vấn đề và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất.

------------

Có thể bạn quan tâm: 

Yoga therapy phương pháp điều trị kết hợp tâm trí và cơ thể

Các bài tập trị đau lưng trong yoga

Yoga trị đau lưng - Giải pháp cải thiện hoàn toàn

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc