PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

Huyết áp thấp hiện là một bệnh phổ biến và ngày càng nhiều người mắc. Huyết áp cấp là một bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm không kém HA cao tuy nhiên, mức độ quan tâm đến bệnh huyết áp thấp còn chưa đủ so với những hậu quả mà nó mang đến.

 Huyết áp thấp là bệnh mà người bệnh có trị số Huyết <90/60 hoặc giảm hơn 20mmHg so với HA bình thường của người đó.

1. Cách giải quyết khi xuất hiện các triệu chứng của huyết áp thấp.

Huyết áp thấp là bệnh lý nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng như : đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu của huyết áp thấp, cần phải sơ cứu, cấp cứu nhanh chóng và chính xác tránh để xuất hiện các hậu quả nghiêm trọng:

  • - Hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, mất thăng bằng
  • - Tối sầm mặt mũi, bỗng nhiên không nhìn thấy gì,..
  • - Đau đầu, buồn nôn, nôn, vã mồ hôi lạnh
  • - Mệt mỏi, chân tay bủn rủn, cả người không có sức lực để làm bất cứ việc gì.
  • - Không thể tập trung, chú ý vào công việc hay học tập.
  • - Suy giảm trí nhớ, hay quên, kể cả sự việc vừa mới xảy ra trước đó.
  • - Rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, đánh trống ngực, thở gấp.

Khi xuất hiện các tình trạng trên, cần xem xét bệnh nhân có tiền sử tiểu đường không. Nếu không, loại bỏ khả năng hạ đường huyết nên sơ cấp cứu cho bệnh nhân theo hướng hạ huyết áp như sau:

  • - Đặt bệnh nhân ngồi/nằm xuống mặt phẳng, nên kê chân bệnh nhân cao hơn đầu 1 chút
  • - Cho bệnh nhân sử dụng các loại nước hoặc thức ăn đậm muối để giảm tình trạng hạ huyết áp tạm thời và giúp cơ thể dễ chịu hơn. Nếu không, có thể sử dụng nước lọc nhưng hiệu quả không cao bằng.
  • - Socola là một sự lựa chọn tốt, giúp bảo vệ thành mạch, ổn định huyết áp.

  • - Sử dung thuốc theo chỉ định từ trước của bác sĩ.
  • - Nếu không cải thiện, cần đưa ngay đến bệnh viện hoặc cơ sở khám chữa bệnh có đủ năng lực để cấp cứu, tiếp tục chẩn đoán và điều trị

2. Hậu quả và cách phòng ngừa

Người ta thường chú ý đến huyết áp cao vì nó thường gặp và gây hậu quả nghiêm trọng mà bỏ quên huyết áp thấp. Thực ra, huyết áp thấp cũng gây nên những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng:

  • - Mất trí nhớ, gắn liền với mất trí do alzheimer
  • - Tăng nhịp tim, choáng, ngất
  • - Tai biến mạch máu não
  • - Nhồi máu cơ tim

Phương pháp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp chủ yếu dựa trên việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và thể dục thể thao. 

a. Chế độ dinh dưỡng:
  • - Tăng lượng muối đối với người bệnh huyết áp thấp: 10-15g/ngày
  • - Tăng cường bồi bổ cơ thể, tăng chất dinh dưỡng nhất là người gầy, yếu, hay ốm đau.

  • - Bổ sung protein, vitamin, chất xơ và khoáng: thịt, cá, trứng, sữa, đậu tương, hoa quả ...
  • - Chia thành nhiều bữa để dễ tiêu và dễ hấp thụ
  • - Sử dụng các loại nước, thực phẩm giúp nâng cao, ổn định huyết áp: trà sâm, trà gừng, cà phê...
  • - Không sử dụng các loại thức ăn lợi tiểu: râu ngô, rau cải, dưa hấu, bí ngô,...
  • - Bổ sung chất đạm như thịt, cá trong mỗi bữa ăn. Tăng cường ăn trứng, đậu tương và rau quả để
  • - Uống nhiều nước, tăng thể tích máu, tránh đồ uống có cồn
  • - Trường hợp hoạt động mạnh, thời tiết nóng nực gây thoát mồ hôi, khiến tổng tuần hoàn của cơ thể bị giảm, cần bổ sung nhiều nước và chất điện giải. Phân bố thời gian hoạt động hợp lý tránh hoạt động trong thời gian dài gây mất nước, đuối sức, say nắng say nóng, suy kiệt cơ thể...
b. Thay đổi chế độ sinh hoạt
  • - Ngủ đủ giấc, sinh hoạt đúng giờ, điều độ, tránh thức khuya và dậy quá muộn
  • - Khi ngủ nên kê cao chân, gối đầu thấp, có thể mang vớ áp lực để tăng lượng máu về tim tránh ứ đọng ở chân
  • - Tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Tránh các cảm giác mạnh: lo lắng, sợ hãi, chán nản làm huyết áp càng không ổn định
  • - Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng đều đặn, hợp lý, tránh các môn thể thao gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy đu. Nên tăng dần cường độ các loại môn thể thao tránh tăng đột ngột cường độ khiến cơ thể không thể thích nghi.

  • - Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà để phát hiện bất kì bất thường nào xuất hiện.
  • - Không nên trèo cao, ra nắng gắt tránh bị lạnh đột ngột, nhất là lúc đêm khuya. 
c. Phương án khác

Tình trạng hạ huyết áp khi thay đổi tư thế nằm – đứng hoặc ngồi – đứng là thường xảy ra do tình trạng máu bị ứng đọng tạm thời dưới sự tác động của trọng lực. Khi đứng dậy bất ngờ và đột ngột, máu chưa thể lưu thông ngay về tim và lên não gây nên các hiện tượng của bệnh hạ huyết áp. Vì vậy, khi bạn đã có tiền sử hạ huyết áp hoặc các bệnh về huyết áp, cần lưu ý về động tác đứng dậy, thay đổi tư thế. Nên đứng lên từ từ, rồi mới đứng thẳng. Nếu có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ở tư thế đầu thấp hơn chân để máu có thể lưu thông lên não. 

Thay đổi tư thế đứng: khi ngủ, máu tập trung vào gan, phổi, lách nên gây ra tình trạng thiếu máu não tạm thời. Vì vậy, khi thức dậy, cần nằm thêm một lúc, làm vài động tác khởi động đơn giản rồi mới ngồi dậy, hãy thở sâu trong vòng vài phút, sau đó ngồi dậy thật chậm rồi mới đứng thẳng. Khi có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, cần nằm nghỉ ngơi ở tư thế đầu thấp để tăng lượng máu lên não. Để hạn chế nguy cơ bị hoa mắt, chóng mặt và đau đầu nhẹ xuất hiện khi huyết áp bị tụt trong lúc đứng dậy, bạn cần thả lỏng người để tạo sự thoải mái cho cơ thể rồi đứng thẳng thật nhẹ nhàng... 

Khi thấy có các biểu hiện của bệnh huyết áp thấp, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa một cách chuẩn xác nhất

Tóm lại, không chỉ tăng huyết áp mà hạ huyết áp cũng là triệu chứng rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất để có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và giai đình.

---------------

Có thể bạn quan tâm: 

Yoga therapy phương pháp điều trị kết hợp tâm trí và cơ thể

Các bài tập trị đau lưng trong yoga

Nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp - Hulab Pharma

Yoga trị đau lưng - Giải pháp cải thiện hoàn toàn

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tin tức khác
abc