8 dấu hiệu phát hiện bệnh viêm phổi trẻ sơ sinh, cha mẹ không chủ quan!

Bệnh viêm phổi hiện nay vẫn là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là những bé sinh non, nhẹ cân, thường do các loại vi khuẩn gây nên. Đồng thời cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, để giúp bố mẹ có thể phòng bệnh và điều trị kịp thời cho trẻ.

A. Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể lây nhiễm không?

Viêm phổi có lây nhưng sự lây nhiễm phụ thuộc chủ yếu vào độ nhạy cảm của mỗi người.Khi tiếp xúc với bệnh nhân viêm phổi, người chăm sóc thường bị nhiễm virus với các biểu hiện ho và cảm cúm thông thường, nhưng ít khi tiến triển thành viêm phổi.

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có lây nhiễm?

B. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh?

- Virus: 80-85% trường hợp viêm phổi ở trẻ sơ sinh là do virus gây ra.

- Vi khuẩn: Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi sinh, liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ, trẻ hít phải phân su, nước ối trong quá trình mẹ sinh con.

- Không thực hiện vô trùng trong khâu hộ sinh, hồi sức sau đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh khiến trẻ bị nhiễm khuẩn từ dụng cụ, người chăm sóc, môi trường sống kém vệ sinh.

- Với trẻ bị thiếu cân, sinh non cơ thể còn yếu ớt, vận động cơ thể chưa đều đặn, chưa hoàn thiện đường thực quản nên rất dễ bị nôn ói, điều này khiến trẻ dễ bị mắc phải bệnh viêm phổi.

- Trẻ mắc các bệnh viêm da, viêm dây rốn cũng có thể gây viêm phổi

- Không biết cách chăm sóc trẻ, trẻ không được tiêm phòng đầy đủ

- Thời tiết thay đổi đột ngột.

 C. 08 dấu hiệu phát hiện sớm bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phổi sơ sinh thường nặng hơnso với trẻ lớn,do đường hô hấp của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ nên triệu chứng lâm sàng thường không rõ ràng, dễ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi trẻ đã mắc phải thì thường xuất hiện đồng thời các dấu hiệu này:

     1. Sốt cao: hầu hết bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gây ra số cao; đi kèm là việc nhức mỏi cơ khiến bé co duỗi chân tay bất thường; nếu bé dưới 3 tháng tuổi mà sốt trên 38 độ C, cha mẹ cần đưa bé tới viện ngay và ngược lại với trẻ trên 3 tháng tuổi vẫn được coi là bình thường và cần kết hợp thêm những nguyên nhân khác để đưa ra kết luận bệnh.

     2. Khó thở: bé thở nhanh, gấp hơn bình thường, ngoài phập phồng ngực thì bé cần phải lấy cả phần bụng để co bóp và hít thở oxy một cách nặng nhọc.

     3. Mệt mỏi: trẻ thường có dấu hiệu ngủ li bì, không muốn hoạt động chân tay, mắt ít mở.

     4. Bỏ bú: do trẻ sơ sinh phải dùng quá nhiều sức để hít thở, cơ thể mệt mỏi đi kèm sốt cao khiến bé lơ là và không thiết tha việc ti mẹ như bình thường.

     5. Ho: việc ho của bé giống như một phản xạ rất tự nhiên để loại bỏ dịch nhầy trong khoang phổi, dịch nhầy này cũng có thể được đào thải qua xoang và gây sổ mũi cho bé.

Phát hiện sớm dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

     6. Nôn trớ/tiêu chảy: viêm phổi cũng khiến dạ dày của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng nên gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc bị đi ngoài nhẹ.

     7. Da dẻ xanh xao, môi khô nhợt nhạt: dấu hiệu này báo cho mẹ biết độ nghiêm trọng cuả bệnh với con, bé đang không tự cung cấp đủ được lượng oxy cần thiết cho cơ thể hoạt động. Mẹ cần đưa con đi bệnh viện cấp cứu ngay.

     8. Đau bụng/ tức ngực: vùng bụng bị co bóp nhiều để hít thở sâu, phổi cũng hoạt động nhiều hơn nên vùng bụng và ngực bị áp lực hơn bình thường.

 D. Trẻ sơ sinh bị viêm phổi phải điều trị trong bao lâu?

Với tình trạng bệnh nhẹ, bé được điều trị tại nhà thường dao động từ 5 – 10 ngày. Nặng hơn thì còn tùy thuộc theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, thời gian điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: sự hợp tác của bé, khả năng miễn dịch, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi, sự quan tâm chăm sóc của gia đình,...

E. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi như thế nào?

Sau đây là một số cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi hiệu quả:

    - Hạ sốt cho trẻ bằng cách tích cực chườm ấm, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Giữ ấm trẻ đúng cách, không mặc quần áo chật, kín.

     - Vỗ rung giúp trẻ long đờm hiệu quả, thực hiện trước ăn hoặc sau ăn 1h cho bé:

Vỗ rung lồng ngực long đờm cho trẻ hiệu quả.

     Gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Khi vỗ vào lồng ngực, bạn sẽ nghe thấy âm thanh rỗng bồm bộp do khí kẹt giữa lòng bàn tay khum lại và lồng ngực gây ra. Nếu âm thanh phát ra bèn bẹt, giống như khi vỗ tay, thì bạn cần kiểm tra lại vì có thể bàn tay bạn cong chưa đủ. Tránh vỗ trực tiếp vào da bé. Bạn chỉ cần di chuyển cổ tay chứ không phải di chuyển cánh tay và vai. Vỗ lần lượt bên phải rồi sang bên trái (không vỗ vào vùng xương ức, dạ dày, xương sống của trẻ, tầm 3-5 phút ở mỗi vị trí).

     - Vệ sinh sạch sẽ cho bé: Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, không tái sử dụng lại lần 2. Trường hợp dùng khăn xô thì phải thật đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh khăn bởi dùng lại khăn xô đã bị nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể trẻ.

     - Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.Cho trẻ bú sữa mẹ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cường khả năng miễn dịch tốt nhất.

     - Cho trẻ đi khám và kiểm tra định kì, theo sát sao trong quá trình điều trị và sau điều trị.

Mong rằng sau bài viết này cha mẹ đã có cách chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Chúc các bậc cha mẹ phòng và điều trị hiệu quả căn bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và chúc các bé luôn luôn khỏe mạnh!

Tin tức khác
abc