Trẻ hay vặn mình phải làm sao?

Vặn mình, giật mình hay rướn người ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp. Các biểu hiện này gây nên tình trạng ngủ không ngon giấc ở trẻ khiến bố mẹ lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này thông qua bài viết sau đây và các phương pháp để cải thiện tình trạng này.

1. Vặn mình là gì

Vặn mình là hiện tượng mà trẻ gồng người vặn mình diễn ra khoảng vài phút khi ngủ hoặc thức. Tình trạng này có thể diễn ra ở trẻ từ sơ sinh đến 3-4 tháng tuổi. Đây là một hành động bình thường của trẻ tuy nhiên cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Hiện tượng sinh lý này là do bé chưa quen với cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ, não, thần kinh bé phát triển chưa đầy đủ nên bị ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bé.

Nếu bé có hiện tượng vặn mình bố mẹ hãy theo dõi bé để kiểm tra xem liệu các dấu hiệu của bé là biểu hiện sinh lý hay bệnh lý để có các phương án điều trị kịp thời. 

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh vặn mình

2.1 Vặn mình sinh lý

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh vặn mình là do sinh lý. Trong đó môi trường sống của bé là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các triệu chứng này: 

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

- Bố mẹ để trẻ bị đói, không cho ăn kịp thời hoặc bé ăn không đủ no.

- Bé buồn đi vệ sinh

- Bé khó chịu do tã, bỉm ướt. Đi vệ sinh mẹ chưa kịp lau dọn...

- Mẹ quấn bé quá chặt khiến bé khó chịu, bé bị bó chân bó tay, khiến bé phản ứng muốn thoát ra gây nên hiện tượng vặn mình.

- Ánh sáng, âm thanh không thoải mái ảnh hưởng đến bé.

- Nệm quá cứng, tư thế nằm sai khiến bé bị đau, khó chịu.

Những nguyên nhân này mẹ hoàn toàn có thể loại bỏ để kiểm tra liệu nguyên nhân nào là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.

2.2 Vặn mình do lý do bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý thường gặp, bé mắc phải một số bệnh lý cũng có thể gây nên hiện tượng rướn, vặn mình. Vậy nên đây cũng là một điểm mẹ cần chú ý để phát hiện sớm bệnh lý cho bé tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Các bệnh thiếu vitamin D, Canxi hoặc các bệnh về tiêu hóa cũng có biểu hiện là rướn người, vặn mình, ngủ không ngon giấc kèm theo các triệu chứng như ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều.

Nếu bé thường xuyên vặn mình thậm chí là giật mình khi ngủ thì bố mẹ nên quan sát kĩ các triệu chứng khác để sớm có phương án xử lý thích hợp. Hãy hỏi ý kiến chuyên gia của bạn nếu bé có bất kì bất thường gì khác.

3. Biện pháp giúp trẻ đỡ vặn mình

Hiện tượng vặn mình không gây nguy hiểm cho bé tuy nhiên ngủ không ngon giấc có thể dẫn đến việc ức chế sự phát triển bình thường cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau để giúp bé đỡ vặn mình và ngủ ngon giấc hơn:

3.1 Môi trường thoáng mát, thoải mái

Môi trường sống yên tĩnh, thoáng mát, không quá nắng gắt là môi trường phù hợp cho bé với nhiệt độ không quá nóng và không quá lạnh.

Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ, gây ra hiện tượng trẻ vừa ngủ vừa hay vặn mình, giấc ngủ không sâu và hay quấy khóc. 

3.2 Tã bỉm, quần áo

Tã bỉm ướt khiến trẻ khó chịu. Bố mẹ nhớ thay tã, bỉm thường xuyên cho bé tránh để trường hợp bé đi vệ sinh bị tràn ra ngoài khiến bé khó chịu.

Quần áo rộng rãi, thoải mái không quá chặt khiến bé dễ chịu.

Chăn nệm, giường chiếu của bé cần được giặt giũ, vệ sinh sạch sẽ để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

3.3 Dỗ dành, âu yếm

Khi thấy bé không ngon giấc, hay tỉnh giấc giữa chừng hoặc giật mình, mẹ có thể dỗ dành bé, vỗ nhẹ hoặc ôm bé vào lòng để bé thấy cảm giác an toàn và được che chở. Một cảm giác an toàn giống như trong bụng mẹ sẽ giúp bé yên tâm hơn và bớt cảm giác lạ lẫm.

3.4 Tắm nắng, bổ sung vitamin D

Tắm nắng sớm giúp làn da của bé khỏe mạnh và bổ sung vitamin D giúp bé. Bố mẹ không nên cho bé tắm nắng gắt buổi trưa hoặc chiều vì làn da dễ tổn thương của bé. Bổ sung vitamin D và Canxi cho bé theo nhu cầu. Tốt nhất là mẹ nên cải thiện lượng sữa và cho bé bú mẹ hoàn toàn để bé có thể hấp thu lượng canxi đầy đủ nhất.

3.5 Dinh dưỡng cho mẹ

Để bé có thể hấp thu đầy đủ dinh dưỡng thì nguồn dinh dưỡng của mẹ là rất cần thiết. Mẹ phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm lợi sữa để có nguồn sữa dồi dào, đặc mát để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Nhất là các thực phẩm giàu canxi 

3.6 Bé đang khó chịu?

Hãy kiểm tra để đảm bảo không có bất kì nguyên nhân gì chủ quan có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bé như: tã bỉm ướt, quấn bé quá chặt, muỗi cắn …

Bé đói, mệt cũng cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng vặn mình vậy nên mẹ hãy khắc phục những yếu tố này để bé cảm thấy dễ chịu nhất.

3.7 Da của bé

Các bệnh về da là bệnh hay gặp nhất ở trẻ dễ dẫn đến tình trạng bé khó chịu. Vậy nên bố mẹ cần kiểm tra thường xuyên để xem bé có bị hăm, viêm loét, nổi mẩn … nhất là vùng hậu môn, nách là những vùng mẹ hay đóng bỉm kín và dễ dính bẩn. 

4. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Ngoài biểu hiện vặn mình và ngủ không ngon giấc. Nếu bé mắc phải một trong những triệu chứng sau thì bố mẹ nên cho bé đi khám sớm nhất có thể để tìm ra bệnh trạng của bé và phương pháp chữa trị phù hợp

  • - Hạ Canxi máu: Bé ngủ không ngon, hay giật mình, gồng người và các biểu hiện như: rụng tóc, nôn mửa, đổ mồ hôi trộm, nấc, quấy khóc, chậm lên cân...
  • - Vặn mình, quấy khóc kéo dài không dứt. 
  • - Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình lúc tỉnh giấc kèm theo khó thở thì có thể trẻ bị chứng ngưng thở tắc nghẽn mãn tính. Tình trạng này thường xảy ra trong lức trẻ ngủ sâu nhưng cũng có thể diễn ra khi trẻ trong trạng thái buồn ngủ.
  • - Các vấn đề về thần kinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh của bé bị tổn thương cũng có thể gây ra tình trạng hay vặn mình, giật mình.

Hi vọng qua bài viết trên có thể giúp mẹ hiểu thêm về hiện tượng bé vặn mình và tìm cho mình được phương pháp phù hợp để hỗ trợ bé.

-------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

Tin tức khác
abc