Bé bú mẹ không tăng cân phải làm sao?

Một trong những chỉ số để mẹ có thể theo dõi mức độ phát triển của bé trong những ngày đầu đời đó là cân nặng. Mỗi đứa trẻ sẽ có một tốc độ phát triển riêng. Một khi tốc độ đó thay đổi có nghĩa là đã có những thay đổi trong quá trình phát triển của trẻ. Trường hợp bé không tăng cân là một trường hợp thường gặp và gây nhiều lo lắng, hoang mang cho bố mẹ bé. Hãy tham khảo thông tin dưới đây về hiện tượng trẻ không tăng cân nhé.

1. Phân biệt không tăng cân - chậm tăng cân

Mỗi trẻ có một tốc độ tăng cân khác nhau, tốc độ phát triển riêng biệt. Có một số bé tăng cân nhanh những tháng đầu sau đó chững lại, cũng có bé sẽ tăng cân nhanh sau 3 4 tháng. Mẹ cần phân biệt được việc bé không tăng cân là sinh lý hay có bất kì vấn đề gì với bé.

Việc tăng cân chậm là điều hoàn toàn bình thường và xảy ra ở nhiều bé. Hiện tượng bé chỉ tăng cân rất ít nhưng vẫn đều đặn. Các dấu hiệu khác của trường hợp này gồm:

  • - Bé tăng ít nhất trung bình 30 gram mỗi ngày trong 3 tháng đầu tiên.
  • - Trong khoảng 3 – 6 tháng tuổi, trung bình mỗi ngày bé sẽ tăng ít nhất 20 gram.

Thông thường, sau sinh khoảng 1- 2 tuần, cân năng của bé có thể giảm sinh lý do làm quen với môi trường mới ngoài bụng mẹ và bé sẽ tự lấy lại cân và tăng đều đặn trong những tháng tiếp theo

Còn với trường hợp bé không tăng cân sinh lý(do bệnh lý) thường bé không tăng cân hoặc tăng rất ít dưới mức quy định trong nhiều tuần. Bé có thể kèm theo các biểu hiện như:

  • - Bé không tăng lại cân cũ sau 7 – 14 ngày sau khi sinh.
  • - Có sự sụt giảm đáng kể về tốc độ tăng trưởng nói chung (cân nặng, chiều cao, chu vi đầu...) trong đường cong tăng trưởng của bé.

2. Hậu quả của việc không tăng cân?

Nếu tình trạng không tăng cân kéo dài, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của bé hiện tại và lâu dài. Một số hậu quả nghiêm trọng có thể liệt kê như:

  • Vấn đề tim mạch.
  • Còi xương, suy dinh dưỡng…

  • - Hệ thống miễn dịch suy yếu;
  • - Yếu cơ, yếu xương;
  • - Thiếu năng lượng...

3. Nguyên nhân vì sao bé bú mẹ không tăng cân

3.1 Không dung nạp Lactose

Lactose là dạng đường chủ yếu được tìm thấy trong tất cả các dạng sữa (sữa mẹ, sữa công thức, sữa động vật). Đây cũng là nguồn carbohydrate quan trọng cho trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó, bé không thể tiêu hóa được loại đường lactose này, hậu quả là bé không thể tăng cân được. 

Một số triệu chứng cho thấy bé không dung nạp được Lactose bao gồm:

  • - Phân lỏng, có màu xanh hoặc màu vàng.
  • - Đầy hơi, nôn mửa vàtiêu chảy sau khoảng vài phút đến vài giờ bú sữa mẹ.

Hiện tượng này khá hiếm gặp ở nhiều trẻ và cần được chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Vậy nên nếu có bất kì dấu hiệu nào của hiện tượng này thì mẹ hãy thông báo ngay cho bác sĩ để tiến hành thăm khám sớm. 

3.2 Bé bú sai cách, mẹ không đủ sữa

Bé bú mẹ đúng là một trong những yêu cầu tiên quyết để quyết định xem khả năng phát triển của bé. Bé bú mẹ sai cách khiến bé không thể rút được sữa khỏi ngực mẹ, không được ăn sữa và không đủ lượng sữa cung cấp cho bé. Đây là một lý do khá phổ biến ở nhiều trẻ, mẹ nên tìm hiểu và cải thiện cho bé càng sớm càng tốt. Việc cải thiện vấn đề này hoàn toàn không khó. Liên quan đến việc bé bú sai cách gồm nhiều nguyên nhân:

  • - Tư thế bế bé sai

  • - Mẹ không đủ sữa sản xuất cho bé
  • - Bé bỏ cữ, bú không đủ cữ
  • - Sữa mẹ loãng nóng.

Trong đó số lượng và chất lượng sữa mẹ là yếu tố quan trọng khiến bé không tăng cân được. Và yếu tố này mẹ hoàn toàn có thể cải thiện được.

3.3 Sinh non

Đa số các bé sinh non đều xảy ra tình trạng tăng cân chậm, tăng cân kém. Bé sinh non cơ thể còn chưa hoàn thiện nên sẽ cần nhiều năng lượng hơn để hoàn thiện một số chức năng cơ bản của cơ thể như: thở đúng cách…

Bé sinh non chưa đủ tháng nên cân nặng của bé cũng thấp hơn so với các bé sinh đủ tháng khác.

3.4 Ngủ nhiều không phải là tốt
  • - Ngủ là một hoạt động sinh lý của bé và rất tốt cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên ngủ quá nhiều, ngủ quên bú cũng không tốt cho bé. Bé ngủ quên trong khi bú hoặc bé ngủ không chịu dậy bú đều làm giảm lượng sữa cung cấp cho bé, khiến bé chậm tăng cân.
3.5 Bệnh lý khác
  • - Tình trạng tăng cân chậm của bé sơ sinh cũng có thể liên quan đến sức khoẻ của bé, có thể bé đang mắc các vấn đề về thần kinh, thiếu máu, dị ứng sữa, mắc hội chứng di truyền, tình trạng quá tải lactose, trào ngược dạ dày… Mặt khác, cũng có thể bé bị rối loạn ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các dưỡng chất kém, từ đó không thể tăng cân đúng chuẩn.

4. Bí kíp giúp trẻ tăng cân khi bú mẹ:

Việc bé bú mẹ không tăng cân là một hiện tượng phổ biến và xảy ra ở nhiều bé. Mẹ cần tìm đúng nguyên nhân và phương pháp cải thiện phù hợp nhất cho bé. Tăng cân cho bé là một quá trình lâu dài nên mẹ cần kiên nhẫn. Hãy tham khảo một số phương pháp sau đây để áp dụng vào đúng nguyên nhân cho bé: 

  • - Bú đúng: Bú mẹ đúng cách giúp bé rút sữa hiệu quả, cung cấp đủ năng lượng cho bé là phương pháp dễ nhất để cải thiện cân nặng cho bé. Bé bú mẹ đúng cách, đủ cữ giúp bé tăng cân đều đặn. Nếu bé ngủ quên không dậy bú, mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức bé để bé được dậy bú mẹ đủ cữ.
  • - Cải thiện sữa cho mẹ: Số lượng và chất lượng sữa của mẹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cân của bé vì dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Cải thiện sữa không khó. Hãy tham khảo ngay phương pháp cải thiện sữa mẹ cùng Lợi sữa Mommy.

 

  • - Điều chỉnh tâm trạng của mẹ, điều chỉnh tâm trạng của bé: Tâm lý của mẹ vui vẻ, thoải mái không chỉ giúp cải thiện lượng sữa của mẹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bé. Thời gian mới sinh, bé rất nhạy cảm với tình cảm của mẹ nên việc mẹ chỉ hơi tức giận thôi cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của bé rất không tốt cho sự phát triển của bé.
  • - Hãy cho bé bú theo nhu cầu, việc bắt ép bé ăn quá nhiều sữa công thức có thể khiến bé bị ám ảnh, sợ hãi việc ăn uống
  • - Đảm bảo bé ngủ ngon và sâu giấc. Không nên cắt sữa đêm của bé quá sớm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo giấc ngủ cho bé. Vậy nên tốt nhất là mẹ nên cho bé bú mẹ trực tiếp tránh để bé đợi lâu trong thời gian mẹ đi pha sữa công thức..
  • - Hoạt động ngoài trời: Nên cho con hoạt động nhiều, trườn, lật ngoài môi trường thông thoáng. Mẹ nên cho bế con ra ngoài để tắm nắng trong khoảng 8-9 giờ sáng để tận dụng nguồn viatmin D của ánh nắng mặt trời, giúp trẻ dễ dàng hấp thụ canxi tốt hơn, hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ.Từ đó bé cũng sẽ tăng cân nhanh hơn.
  • - Bé chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6. Việc ăn dặm quá sớm sẽ là nguy cơ bất ổn cho đường tiêu hóa của bé sau đó. Bữa ăn dặm của bé cũng cần bổ sung thêm nhiều nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau như: Ngũ cốc, các loại rau củ quả, trứng, thịt… và dầu ăn.
  • - Theo dõi sự tăng cân của trẻ thường xuyên
  • - Đưa bé đến khám bác sĩ nhi khoa sớm nhất có thể để nhận các tư vấn chính xác về tình trạng của bé, nguyên nhân bé không tăng cân cũng như cách chăm sóc – chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất.

Trẻ không tăng cân tuy phổ biến nhưng nó gây nên hậu quả nghiêm trọng nếu mẹ không phát hiện và chữa trị kịp thời. Vậy nên, mẹ đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia nếu có bất kì bất thường nào xảy ra với bé.

Tin tức khác
abc