Tại sao trẻ sơ sinh lười bú và cách giải quyết?

Bú mẹ là một hành động bản năng của bé và là phương pháp tốt nhất để cung cấp dinh dưỡng cho bé trong độ tuổi mới sinh. Tuy nhiên, bạn cảm thấy con bú rất ít, rất lười bú, mỗi lần chỉ bú một chút? Liệu đây có phải là bất thường không? Nguyên nhân của nó là gì và phương pháp giải quyết tình trạng này như thế nào?

 

1. Tại sao bé bú ít/lười bú

Mẹ cần phân biệt tình trạng bú ít/lười bú do bất thường và tình trạng bé bú/lười bú tự nhiên. Thực tế, dạ dày bé mới sinh rất nhỏ, vì vậy lượng sữa bé bú vào cũng rất ít. Nếu mẹ phát hiện thấy bé bú ít, lười bú từ khi mới sinh thì đừng quá lo lắng. Có thể đây chỉ là vấn đề bình thường và nó sẽ mất dần khi dạ dày bé phát triển to hơn.

Thế nhưng, nếu bé đang bú nhiều, thích bú mẹ mà bỗng dưng thay đổi, thì có thể bé mắc phải một trong số các nguyên nhân sau đây:

1.1. Sức khỏe của bé:

Đôi khi cơ thể bé có sự bất thường: cảm cúm, sốt, mọc răng, quên thay tã, ngứa ngáy… gây nên tình trạng mệt mỏi cho trẻ. Chính điều này khiến cơ thể bé khó chịu, hay gắt gỏng và chán ăn hơn bình thương. Ngay cả người lớn nếu gặp tình trạng cơ thể mệt mỏi thì cũng không muốn ăn uống gì và trẻ cũng vậy. Nếu em bé bỗng “biếng ăn, lười bú” thì mẹ hãy kiểm tra lại xem liệu có bất kì vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không và cố gắng loại bỏ sớm các yếu tố bất lợi này để bé có thể ăn uống lại như bình thường nhé.

1.2. Đầu ti mẹ có vấn đề:

Hãy để ý xem đầu ti mẹ có vấn đề gì không. Trường hợp ti mẹ bị ngắn, ti đĩa, ti quá dài, ti thụt… khiến cho bé cảm thấy khó khăn trong quá trình bú và chán bú mẹ. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay từ đầu khi bé mới sinh hoặc cũng có thể phát sinh trong quá trinh bé lớn lên do đầu ti mẹ biến dạng hoặc khẩu hình miệng của bé thay đổi.

Việc mẹ sử dụng các loại thuốc bôi để tránh đau rát khi bị tổn thương, nứt đầu ti trong quá trình cho bé bú cũng gây nên khó chịu cho bé thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Với các trường hợp này, mẹ nên cố gắng tập cho bé ti đúng, phù hợp với kiểu ti của mẹ. Có thể nhờ đến chuyên gia nếu bạn cảm thấy quá khó khăn khi cho bé bú.

1.3. Mùi vị sữa mẹ:

Mùi vị sữa mẹ bị ảnh hưởng bởi chính những thực phẩm mẹ ăn vào trong ngày. Thậm chí nó còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết hoặc các tổn thương ở đầu ti của mẹ. Các thực phẩm nặng mùi dễ khiến cho sữa của mẹ có mùi, vị lạ khiến bé từ chối bú mẹ. Mùi mồ hôi, vị mặn mồ hôi, mùi vị máu khi mẹ bị tổn thương ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ. Mẹ hãy tắm rửa sạch sẽ trước khi cho bé bú và cho bé bú đúng cách để tránh tổn thương đầu ti.

1.4. Bế bé sai cách, bú mẹ sai cách:

Bế bé đúng cách, đúng tư thế là yêu cầu đầu tiên để giúp bé bú mẹ đúng cách. Khi được bú mẹ đúng cách, bé sẽ bú hiệu quả hơn, sữa xuống tốt hơn và bé đỡ tốn sức hơn. Nếu mẹ bế bé sai, ôm bé khiến cả bé và mẹ không thoải mái, việc bú mẹ sẽ khó khăn hơn. Bé có thể khó chịu và ngừng bú vì việc tốn quá nhiều sức mà không rút được sữa mẹ.

Việc tập cho bé bú mẹ đúng cách còn khiến mẹ giảm thiểu nguy cơ đau và tổn thương đầu ti. 

1.5 Mẹ không đủ sữa cho bé

Lượng sữa mẹ không đủ, sữa về ít, chậm khiến bé không đủ bú. Việc sữa mẹ về nhỏ giọt khiến cho bé cáu gắt, khó chịu. Việc sữa về không đủ cũng khiến bé dễ bị đầy hơi hơn do việc hút nhiều không khí vào bụng. Việc cải thiện sữa không khó và đa số các mẹ đều có thể làm được.

Tham khảo: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

1.6 Sữa công thức

Sữa công thức là loại sữa được tổng hợp có công thức gần giống với sữa mẹ. Tuy nhiên, vì là chất tổng hợp nên nó thường khó tiêu hơn, dễ gây đầy bụng cho bé khiến bé có cảm giác chán ăn và không chịu bú mẹ

Mặt khác, cơ chế bú bình và bú mẹ khác nhau và bú bình thường dễ hơn bú mẹ nhiều. Vì vậy khi đã bú bình, bé dễ bị chán ti mẹ và bỏ ti.

2. Các giải quyết tình trạng bé lười bú, không chịu bú.

Tùy vào nguyên nhân gây nên tình trạng lười bú, bú ít mà có các phương pháp khách nhau giải quyết cho bé. Mẹ có thể áp dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp dưới đây để giải quyết tình trạng bú ít, lười bú của bé:

2.1 Bế bé đúng tư thế:

  • Hãy đảm bảo cả bé và mẹ đều thoải mái khi cho con bú. Bạn có thể thử nhiều tư thế khác nhau để tìm ra tư thế tốt nhất cho mẹ và bé. Nhớ lưu lại tư thế này để các lần tiếp theo áp dụng cho bé bú hiệu quả.

2.2 Tập cho bé bú đúng cách:

Nhất là với các mẹ có đầu ti bất thường: ti ngắn, ti đĩa, ti dài, ti to… Nếu cần thiết, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để có thể tập cho bé bú đúng cách.

2.3 Hãy massage ngực trước khi cho bé bú:

Điều này nhằm mục đích khiến bé bú dễ dàng hơn, ngực xuống sữa đều hơn. Bé ít bị mất sức hơn trong giai đoạn đầu khi bú mẹ.

2.4 Hãy điều trị nguyên nhân, triệu chứng bệnh mà bé đang mắc

Với các bé đang mắc bệnh khiến trẻ khó chịu, từ chối bú mẹ, hãy điều trị triệt để các nguyên nhân ngày, tìm cách giảm khó chịu cho bé để bé hợp tác bú mẹ.

2.5 Tạo thói quen ăn uống

Hãy cho bé bú mẹ theo nhu cầu chứ không ép buộc bé. Việc ép buộc quá nhiều khiến bé ám ảnh và sợ hãi bú mẹ. Hãy để bé tự lựa chọn thời gian bú của mình.

2.6 Bú mẹ hoàn toàn

Hãy tránh việc sử dụng sữa công thức và bình sữa khiến bé chán ti mẹ và bỏ ti mẹ bằng cách cho bé bú mẹ hoàn toàn. Nếu mẹ không đủ sữa, hãy cải thiện sữa cho bé. Việc cải thiện không khó và bất kì mẹ nào cũng có thể cho con bú mẹ hoàn toàn. Hãy nhắn tin ngay cho DS Hương để được tư vấn.

 ----------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Tin tức khác
abc