Vàng da ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân, cách nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Vàng da là một tình trạng thường xảy ra ở trẻ, nhất là trẻ sinh non. Hiện tượng này thường tự động mất đi khi bé lớn lên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, đó là dấu hiệu của bệnh lý. 

1.Nguyên nhân gây vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh thường do tích tụ bilirubin trong máu. Bilirubin là một sắc tố mật màu vàng được tạo ra khi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể bị phá vỡ. Cơ quan nội tạng của trẻ sơ sinh thường chưa hoàn thiện nên chức năng loại bỏ bilirubin khỏi máu chưa tốt dẫn đến vàng da ở trẻ.

Khoảng 15 ngày sau sinh, gan của trẻ đã bắt đầu hoàn thiện nên hiện tượng vàng da sẽ tự động mất đi.

2.Phân biệt vàng da ở trẻ 

a. Vàng da sinh lý

Thông thường, trẻ em sinh ra đều có hiện tượng vàng da sinh lý. Hiện tượng này sẽ mất sau 7-14 ngày. Thường xuất hiện vệt vàng ở mặt cổ ngực bụng. Phân và nước tiểu của trẻ thường nhạt màu, hoặc tối màu. 

b. Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý thường xuất hiện sớm sau sinh và là dấu hiệu của bệnh ở trẻ.

Biểu hiện: vàng da nặng, toàn thân. Trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật, ngủ nhiều, nước tiểu vàng, phân màu bạc.  

Biến chứng nhiễm độc thần kinh do sắc tố mật Bilirubin gián tiếp thấm vào não rất  nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Việc trẻ bị vàng da kéo dài>10 ngày, mẹ cần đưa bé đến trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

3.Cách phòng ngừa vàng da ở trẻ

Vàng da là một tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ. Tuy nhiên mẹ có thể phòng ngừa các bệnh lý vàng da:

  • Chuẩn bị kĩ càng trước và trong khi mang thai. Chế độ dinh dưỡng và vitamin đầy đủ, hợp lý.
  • Theo dõi tình trạng bé khi mang thai, đảm bảo luôn đi khám các dấu mốc quan trọng.
  • Không bỏ sữa non, giữ ấm cho trẻ sau sinh.
  • Theo dõi màu da và các dấu hiệu bất thường của trẻ
  • Tránh ăn đồ ăn có màu vàng trong những ngày đầu để dễ phân biệt dấu hiệu

4.Điều trị vàng da

Chỉ sử dụng các biện pháp điều trị đối với tình trạng vàng da bệnh lý.

Với bệnh lý vàng da do tăng Bilirubin gián tiếp:
  • Chiếu đèn: Sử dụng năng lượng ánh sáng qua da chuyển hóa bilirubin tự do thành chất an toàn, đào thei qua phân. Biện pháp này an toàn, đơn giản mà hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý phải cởi quần áo bé, cho mắt và cơ quan sinh dục, tăng tối đa việc trẻ tiếp xúc với ánh sáng để đạt hiệu quả chiếu đèn cao nhất. 

  • Thay máu: Trường hợp trẻ không đáp ứng điều trị với biện pháp chiếu đèn hoặc có triệu chứng thần kinh, biện pháp thay máu là 1 sự lựa chọn của bác sĩ.

Lưu ý: Cho trẻ tắm nắng để bổ sung Vitamin D là cách mẹ thường dùng để điều trị vàng da. Tuy nhiên phương án này ít có hiệu quả. Nắng buổi sáng không giúp điều trị vàng da vì cường độ yếu và thời gian phơi nắng không thể dài. Đồng thời trong ánh nắng mặt tròi có tia cực tím độc hai cho da của bé. Có thể gây phỏng, nhăn nheo, ung thư da, và các bệnh về mắt.

Với bệnh lý vàng da do tăng Bilirubin trực tiếp:

Có thể phẫu thuật nếu trẻ bị teo đường mật hoặc giãn đường mật bẩm sinh hoặc sử dụng các phương pháp điều trị khác tùy theo tình trạng của bé và chỉ định của bác sĩ.

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu bé có tình trạng bất thường. Tránh tự ý điều trị để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé.

------------ 

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ    

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

6 Sai lầm thường gặp khi cho con bú mà mẹ hay gặp

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

 

Tin tức khác
abc