Cách chữa bệnh chàm sữa? Trẻ bị chàm sữa thì bôi gì?

Chàm sữa hay thường gọi là viêm da cơ địa, là bệnh thường gặp ở trẻ em <6 tuổi. Đây là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của bé. Mẹ đã biết các dấu hiệu, các biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh chàm sữa chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé

1. Định nghĩa chàm sữa

Bệnh chàm sữa - Atopic Dermatitis cũng thường được gọi là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema… xảy ra khi da của bé không thực hiện đúng chức năng bảo vệ của nó, các vi sinh vật, bụi bẩn ở không khí dễ tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các phản ứng trên da bé. Khi các phản ứng dị ứng này bị kích phát, da của bé lại càng yếu và dễ tổn thương hơn, tạo nên vòng tròn bệnh lý càng ngày càng nặng thêm.

Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi bệnh khi lớn lên. Đến 6 tuổi, khoảng 90% trẻ khỏi hẳn. Độ tuổi mắc nhiều nhất là dưới 1 tuổi chiếm hơn 50% tổng số bệnh nhân.

2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh

Vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rõ ràng nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm sữa. Tuy nhiên, thông thường, bệnh gây nên bởi sự rối loạn hệ miễn dịch của trẻ em ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể là da. Da bị các dị nguyên xâm nhập, gây tổn thương làm kích phát phản ứng miễn dịch, phản ứng miễn dịch này lại làm nặng thêm tình trạng tổn thương da dẫn đến bệnh ngày càng nặng thêm.

Một số yếu tố được coi như là tác nhân chính gây nên bệnh chàm sữa như:

  • - Cơ địa dễ dị ứng
  • - Do di truyền từ bố mẹ có tiền sử bị các bệnh hen suyễn, hệ miễn dịch nhạy cảm
  • - Do khí hậu, môi trường chứa nhiều dị nguyên gây dị ứng: bụi, ẩm mốc, lông chó mèo…,thay đổi thời tiết…
  • - Hóa chất kích ứng da
  • - Tổn thương da do các nguyên nhân khác
  • - Virus

3. Một số vị trí hay bị chàm sữa ở trẻ

Mặt, lông mày, cổ, tay, quanh miệng là những vị trí hay bị chàm sữa nhất và là vị trí dễ phát hiện nhất.

Bé bị chàm sữa quanh miệng là một vị trí rất cần lưu ý dù bất kỳ áp dụng phương pháp chữa trị nào. Mẹ nên tham khảo ý bác sĩ để được tư vấn cụ thể và phù hợp nhất.

4. Biểu hiện của chàm sữa

Phát hiện sớm chàm sữa giúp mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc cũng như chữa trị cho bé. Mẹ nên điều trị tích cực cho bé để tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại, tiến triển thành bệnh chàm thể tạng.

Các vùng da bị chàm thường ngứa và khó chịu, trẻ chưa ý thức được sự nguy hiểm của nó nên thường gãi dẫn đến tróc da, chảy máu.

Các biểu hiện thường gặp của bệnh chàm sữa là:

  • - Bệnh bắt đầu biểu hiện bằng các nốt nhỏ, mẩn đỏ xuất hiện ở trên hai má, chuyển dần qua tay chân và toàn cơ thể.
  • - Giai đoạn đầu, các nốt này chỉ mẩn đỏ sau đó mới phát lên và vỡ ra thành mụn nước màu đỏ
  • - Da bé bị khô, bong tróc, đóng vảy
  • - Da đỏ tấy lên, chảy máu, tổn thương nặng do bé gãi quá nhiều
  • - Trẻ bị khó chịu, ngứa ngáy, khó ăn, khó ngủ. Thường xuyên đưa tay lên dụi kể cả khi ngủ, quấy khóc nhiều.
  • - Các dấu hiệu của hen suyễn, viêm mũi dị ứng…

5. Chàm sữa có chữa khỏi không?

Vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cụ thể, nên đa số trường hợp, bố mẹ chỉ có thể điều trị triệu chứng tạm thời cho bé và bệnh sẽ tự khỏi khi hệ miễn dịch của bé hoàn thiện hơn (thông thường <5 tuổi)

Trường hợp bệnh không khỏi khi bé đã sang tuổi thứ 5 thì tình trạng bệnh của bé đã tiến triển lên bệnh chàm thể tạng và cần có phác đồ điều trị đặc hiệu.

  • - Điều đầu tiên mẹ cần làm khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh chàm sữa là mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng đắn nhất và liệu trình điều trị, chăm sóc phù hợp.
  • - Mẹ không nên bôi các loại thuốc dân gian hay dùng các mẹo dân gian vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Mọi loại thuốc mẹ sử dụng cho bé đều cần có sự đồng ý của bác sĩ.
  • - Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc, chế phẩm thuốc điều trị bệnh chàm có chứa hàm lượng lớn corticoid ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ nên có kiến thức đúng đắn về hoạt chất này và các sản phẩm, chế phẩm có chứa hoạt chất này.
  • - Ngoài ra, việc chăm sóc môi trường, dưỡng da cho bé cũng rất quan trọng để tránh tình trạng chàm sữa nặng lên. Môi trường sạch sẽ, khô thoáng, thường xuyên giặt chăn chiếu, tránh ẩm mốc sẽ giúp giảm tỉ lệ bệnh của trẻ. Luôn luôn đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể bé sạch sẽ. Chọn các loại sữa tắm không kích ứng da, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho bé.
  • - Nuôi con bằng sữa mẹ là ưu tiên hằng đầu không chỉ với các bé bị chàm sữa. Tuy nhiên, ở các bé bị chàm sữa thì điều kiện này càng được ưu tiên hơn để tránh các dị nguyên trong thức ăn, sữa bột có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé.
  • - Chế độ dinh dưỡng: Nên duy trì cho trẻ uống sữa từ lúc mới sinh đến 6 tháng tuổi, sau 6 tháng tuổi cha mẹ mới nên đa dạng các loại thức ăn cho trẻ. Nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thực phẩm lên men... Nếu muốn cho trẻ ăn thì cho ăn ít một và quan sát xem trẻ có bị dị ứng với loại thức ăn nào hay không.

Hi vọng, qua bài viết này, mẹ có thể hiểu thêm về bệnh chàm sữa và có những quyết định đúng đắn trong quá trình chăm sóc bé. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe.

 --------------

Đọc thêm: Mẹ 9x thành công với cách kích sữa lạ

Tuyệt chiêu để sữa mẹ đặc mát – bé tăng cân

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

 

Tin tức khác
abc